zalo-icon
phone-icon

Hợp Pháp Hóa Hôn Nhân Đồng Giới Là Gì?

Việc Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới” sẽ được pháp luật nhìn nhận như thế nào? Cùng với sự phát triển về nhận thức của mọi người đối với người thuộc giới tính thứ ba được cởi mở hơn trong mắt mọi người, cộng đồng người thuộc giới tính thứ ba cũng gặp nhiều bất cập về quyền của họ trên phương diện pháp luật. Quyền và lợi ích pháp lý mà họ được nhận? Những thách thức mà họ gặp phải? Hãy cùng Công Ty Quốc Tế Luật Thành Công tìm hiểu về quy định tại bài viết phía dưới. Hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc khi đã lựa chọn chúng tôi. 

Phong trào hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn cầu.

Xã hội ngày càng phát triển, việc mọi người hiểu được và cảm thông cho những người đồng giới vượt qua chính sự cấm cản trong xã hội để đi tìm đúng con người thật của mình cũng như mưu cầu bản thân được hạnh phúc hơn, đó là một điều đáng quý. LGBT là tên chính thức được xác nhận vào năm 1990 gọi chung cho những người có giới tính đặc biệt. Thuật ngữ này miêu tả xu hướng tình dục của một người, cụ thể là họ có một sự hấp dẫn nào đó về tình yêu, tình dục đối với những người cùng giới tính “Lesbian” , “ Gay” , “ Bisexual”, “ Transgender” miêu tả về những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển giới.

Khái niệm về hôn nhân đồng giới:

Theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Vậy thì hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới, họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình bằng sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau chung sống lâu dài.

Những quyền và lợi ích pháp lý của hôn nhân đồng giới:

Hiện tại thì pháp luật về Hôn nhân và Gia đình vẫn chưa quy định nào thừa nhận, bác bỏ cũng như cấm việc kết hôn đồng giới, tuy nhiên việc kết hôn đồng giới ngày càng được mọi người hưởng ứng. Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là:

”Điều 8. Điều kiện kết hôn

  “2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. 

Có thể thấy được sự thay đổi này là một bước tiến lớn trong tư duy của những người làm công tác lập pháp khi thay đổi từ việc “ Cấm” thành “ Không Thừa Nhận” điều này tạo được cho mọi người cái nhìn khác về hôn nhân đồng tính. Việc thay đổi này không chỉ tạo được nhiều điều kiện và quyền lợi cho người đồng tính.

Dựa vào sự sửa đổi về luật pháp về hôn nhân của pháp luật Việt Nam và sự kí kết với các hiệp định công ước quốc tế đã mở ra nhiều quyền lợi cho người đồng tính có được cái nhìn khách quan hơn, đánh tan đi sự cổ hủ trong văn hóa của ông cha ta ngày xưa và tạo cho mọi người có quyền được yêu thương nhiều hơn.

Những quyền và lợi ích pháp lý của hôn nhân đồng giới

Những điều tiến triển gần đây trong hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Có thể thấy, ”Chiến dịch Tôi đồng ý 2022” mong muốn tạo sự thấu hiểu, lan tỏa các giá trị tích cực của cộng đồng LGBT đối với xã hội, làm nền tảng kêu gọi sự ủng hộ của mọi người và thừa nhận hôn nhân cùng giới được bình đẳng và công bằng như hôn nhân khác giới vì “Hôn nhân là không khuôn mẫu”. Việc gần 200.000 người đóng góp chữ ký và tiếng nói ủng hộ sau chưa đầy 48 giờ đồng hồ chiến dịch được phát động phản ánh tín hiệu tích cực trong tiến trình hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam, trong đó gần 2.000 chữ ký thuộc về những người không nằm trong cộng đồng LGBT, điều đó có thể thấy họ mong muốn thế giới có thể đối xử bình đẳng với những người thuộc giới tính thứ ba

Thách thức về bình đẳng giới và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Hôn nhân thường là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội và tôn giáo một cách hợp pháp giữa những người được gọi là vợ chồng. Tại khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: 

”Điều 3. Giải thích từ ngữ

“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”.

 Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con cái, giữa họ và gia đình các bên. Những người cùng giới tính họ cũng mong ước giống như người bình thường đó là được chung sống trong một gia đình với người mình yêu, được quan tâm, chăm sóc, do đó dẫn đến tình trạng kết hôn giữa những người cùng giới tính. 

Để xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 thì cá nhân có quyền đăng ký sự kiện hộ tịch về kết hôn. Tuy nhiên theo quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dẫn đến những cặp đôi cùng giới tính sẽ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng họ không được đăng ký kết hôn, không được cấp giấy chứng nhận kết hôn, cuộc hôn nhân của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận, giữa họ sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ như những cặp vợ chồng bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710