zalo-icon
phone-icon

Hợp đồng tài trợ là gì?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường phát triển và xã hội, con người không ngừng tạo dựng, mở rộng các mối quan hệ hợp tác để tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần phục vụ đời sống cá nhân và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Và để đảm bảo cho các mối quan hệ hợp tác được an toàn, tránh những rủi ro pháp lý phát sinh thì hợp đồng ra đời và tồn tại như là một trong những công cụ để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, ràng buộc trách nhiệm và bảo vệ các bên trong các mối quan hệ dân sự. 

Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, đầu tư, hợp tác. Điều này cũng dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều loại hợp đồng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn pháp lý của con người. Trong đó, không thể không nhắc đến hợp đồng tài trợ – một dạng hợp đồng mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng đã dần trở nên cần thiết và được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên do chưa thật sự trở nên phổ biến cho nên việc hiểu đúng và đầy đủ bản chất của hợp đồng tài trợ, cũng như cách thức soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh vẫn còn là một bài toán khá khó cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Thông qua bài viết này, Luật Thành Công sẽ cung cấp cho bạn những nội dung chủ yếu, cơ bản xoay quanh hợp đồng tài trợ, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, đảm bảo cho sự an toàn pháp lý khi sử dụng trong trường hợp cần thiết.

1. Hợp đồng tài trợ là gì?

Hop-dong-tai-tro-la-gi

Về bản chất hợp đồng tài trợ cũng chính là một hợp đồng dân sự, nhằm mục đích ghi nhận sự thỏa thuận của các bên liên quan đến các vấn đề, nội dung của hoạt động tài trợ cho chương trình, sự kiện, dự án… giữa chủ thể là nhà tài trợ và bên nhận tài trợ. Nội dung của hợp đồng tài trợ chủ yếu là đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các bên, mục đích tài trợ, số tiền tài trợ, chương trình, dự án tài trợ. Nói một cách cụ thể bên tài trợ sẽ cung cấp các trang thiết bị, tài sản, các yếu tố vật chất cho bên nhận tài trợ và bên nhận tài trợ sẽ mang đến những giá trị lợi ích nhất định cho bên tài trợ như các hoạt động quảng cáo, truyền thông cho các sản phẩm, dịch vụ của bên tài trợ. 

Hợp đồng tài trợ cũng chính là biện pháp đảm bảo nhằm ràng buộc các bên có nghĩa vụ thực hiện theo những nội dung đã cam kết trước đó được xác lập trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng tài trợ mang bản chất của một hợp đồng hợp tác hướng đến việc mang lại lợi ích cho các bên.

Xem thêm: Bảng mã ngành nghề kinh doanh mới nhất năm 2022

2. Hình thức của hợp đồng tài trợ

Hinh-thuc-cua-hop-dong-tai-tro

Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng tài trợ. Tuy nhiên với bản chất là một giao dịch dân sự, hợp đồng tài trợ phải tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của một hợp đồng theo quy định của pháp luật. Theo quy định, hợp đồng dân sự có thể được thể hiện một trong ba dạng: văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Do đó, hợp đồng tài trợ có thể được tạo lập và giao kết thông qua văn bản, lời nói hoặc hành vi xác lập giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ tài trợ. 

Nội dung của hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của các bên, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ – tin học

3. Các loại hợp đồng tài trợ

Một số loại hợp đồng tài trợ phổ biến hiện nay bao gồm: hợp đồng tài trợ chương trình, hợp đồng tài trợ dự án, hợp đồng tài trợ giáo dục…. Và tùy theo nhu cầu của các bên tham gia giao kết hợp đồng, nội dung hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận , thống nhất và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu khả năng của các bên và mục đích tạo lập.

4. Mẫu hợp đồng tài trợ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

Số: ……………/ĐHCT

HỢP ĐỒNG TÀI TRỢ

“Hội chợ thương mại điện tử tỉnh…..năm 20…..”

– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.

– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.

Hôm nay, ngày…tháng….năm…. Chúng tôi gồm có:

BÊN A:

Ông /Bà:……………………………………………….. 

Chức vụ:……………………………………………….. 

Địa chỉ: ……………………………………………….. 

Điện thoại: ……………………………………………….. 

Mã số thuế ( nếu có): ………………………………………………..

BÊN B:

Ông /Bà:……………………………………………….. 

Chức vụ:……………………………………………….. 

Địa chỉ: ……………………………………………….. 

Điện thoại: ……………………………………………….. 

Mã số thuế ( nếu có): ………………………………………………
Sau khi bàn bạc hai bên đồng ý giao kết thực hiện hợp đồng tài trợ “………………” với những điều khoản sau đây :

ĐIỀU I: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG:

– Bên A và B thỏa thuận thống nhất tên công ty là đơn vị tài trợ (vàng/ bạc/ đồng tài trợ)cho ……………….” vào ngày  ………………………………………………..
ĐIỀU II: KINH PHÍ TÀI TRỢ:

Bên A đồng ý tài trợ cho bên B khoản kinh phí đã bao gồm thuế GTGT là……. ______________ (bằng chữ).

ĐIỀU III: QUYỀN LỢI BÊN A VÀ BÊN B:

  1. Quyền lợi bên A
  • Đơn vị được đặt biểu tượng ngay dưới tên của chương trình trên backdrop chính, tại trang chủ cổng thông tin điện tử đơn vị tổ chức chương trình.
  • Logo được trình chiếu trên màn hình tại sân khấu chính và được quảng bá trên các phương tiện quảng cáo của chương trình (tờ rơi, thư mời, ..)
  • Gian hàng được đặt tại vị trí tối ưu nếu có.
  • Được quyền tham dự lễ khai mạc, bế mạc và các sự kiện khác diễn ra trong chương trình..
  1. Quyền lợi bên B:
  • Được toàn quyền sử dụng kinh phí tài trợ để tổ chức chương trình theo kế hoạch.

ĐIỀU IV: NGHĨA VỤ BÊN A VÀ BÊN  B:

  1. Trách nhiệm bên A:
  • Thanh toán chi phí  đầy đủ, đúng thời gian cho bên B; 
  • Cung cấp cho bên B logo, hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ cần tài trợ;
  • Cung cấp cho bên B thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thông tin giới thiệu doanh nghiệp (nếu có).
  1. Trách nhiệm bên B:
  • Đảm bảo các quyền lợi của bên A tại mục 1, điều III của hợp đồng.

ĐIỀU V: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN:

  1. Điều kiện thanh toán:
  • Bên A thanh toán cho bên B trước 50% tổng giá trị hợp đồng tương đương với……… đồng ( Bằng chữ) sau khi ký hợp đồng.
  • Bên A thanh toán cho bên B tổng giá trị hợp đồng còn lại, tương đương với ………… đồng (Bằng chữ) sẽ được thanh toán trước 1 tuần kể từ ngày bắt đầu chương trình
  1. Hình thức thanh toán:

Tiền mặt hoặc  chuyển khoản

Tài khoản:

+ Tài khoản:

+ Số tài khoản:

ĐIỀU VII: ĐIỀU KHOẢN CHUNG:

  • Xử lý vi phạm hợp đồng:

– Trong trường hợp bên B không thể thực hiện những phần việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng thì Bên A sẽ có quyền đòi bồi hoàn thiệt hại số tiền đã trả cho bên B đối với những công việc bên B không thực hiện .

– Trong trường hợp bên A không thể thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận, bên B sẽ có quyền không đáp ứng quyền lợi của bên A cho tới khi bên A thực hiện các cam kết của mình.

  • Các điều khoản khác:
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có quyền thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung nội dung trong hợp đồng. Mọi sự thay đổi, bổ sung bất kỳ Điều khoản nào của hợp đồng này đều phải do người đại diện hợp pháp của hai bên lập thành văn bản dưới hình thức một Phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng và phải được ký kết theo thẩm quyền, trình tự như ký kết của hợp đồng này.
  • Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày bên cuối cùng ký tên, đóng dấu (nếu có) hợp pháp vào hợp đồng này và kết thúc khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ hoặc có hai bên thỏa thuận chấm dứt .
  • Mọi bất đồng, tranh chấp giữa hai bên của hợp đồng, phát sinh liên quan đến hợp đồng này được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng, hòa giải giữa hai bên. Trong trường hợp không đạt được một giải pháp hữu hảo thông qua tự hòa giải giữa hai bên, một trong hai bên hoặc cả hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý ngang nhau.
  •  

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

6. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng tài trợ

Mặc dù hợp đồng tài trợ có thể được tạo lập thông qua văn bản hoặc lời nói, hành vi. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, hợp đồng bằng văn bản vẫn là một hình thức được ưu tiên sử dụng và mang lại hiệu quả cao hơn, hạn chế được các rủi ro phát sinh.

– Nội dung của hợp đồng tài trợ cần đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản như: thông tin của các bên tham gia, nội dung sơ bộ của chương trình tài trợ, kinh phí tài trợ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, phương thức thanh toán kinh phí tài trợ, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng….

– Nội dung của hợp đồng tài trợ nên chia thành các điều, các mục để thể hiện các nội dung rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu…

– Nếu các bên tham gia hợp đồng tài trợ là các tổ chức, đơn vị thì việc ký kết hợp đồng phải do người có thẩm quyền của tổ chức, đơn vị đó ký tên và đóng dấu theo quy định.

Tham khảo thêm: Quyền tác giả được bảo hộ trong thời gian bao lâu? Luật 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710