zalo-icon
phone-icon

Thế nào là lên sàn chứng khoán? Điều kiện để một công ty được lên sàn chứng khoán là gì?

Hiện nay, một trong những cách huy động vốn nhanh và dài hạn cho doanh nghiệp đó là tham gia thị trường chứng khoán. Song, không phải tất cả các công ty đều có thể tham gia thị trường này. Vậy điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán theo quy định pháp luật như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thế nào là lên sàn chứng khoán?

Để trả lời cho câu hỏi “lên sàn” chứng khoán là gì? Trước tiên, ta cần hiểu rõ sàn chứng khoán là gì? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:

 Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết. Vì vậy, sở giao dịch chứng khoán và công ty con được hiểu là sàn giao dịch chứng khoán.

Trên thị trường có 02 sàn giao dịch chứng khoán lớn là:

  • Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX);
  • Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Theo quy định pháp luật, về bản chất lên sàn chứng khoán tức là doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán. Theo khoản 24 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 định nghĩa niêm yết chứng khoán như sau: 

Từ đó có thể hiểu “lên sàn” chứng khoán là hình thức mà 01 công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được sàn giao dịch chứng khoán cho phép và tổ chức giao dịch.

Xem thêm: Công ty hợp danh là gì? những điều cần nắm khi thành lập công ty hợp danh

Điều kiện để một công ty được lên sàn chứng khoán

Như đã phân tích ở phần trên, lên sàn chứng khoán chính là việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Theo quy định pháp luật, điều kiện để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, cụ thể như sau:

 

ĐIỀU KIỆN

Vốn điều lệ

Góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán

Thời gian và kết quả hoạt động

 

● Hoạt động trên 01 năm dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán (trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết);

● Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.

Cơ cấu cổ đông

 

● Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

● Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

● Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Các điều kiện khác

 

● Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

●  Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng (trừ khi tổ chức phát hành là công ty chứng khoán);

● Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

●  Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Lợi ích khi lên sàn chứng khoán?

Doanh nghiệp mong muốn được lên sàn chứng khoán, bởi sau khi chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán thì doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích đáng kể như:

  • Giúp huy động vốn nhanh, giảm bớt một gánh nặng tài chính. Vì doanh nghiệp không phải trả vốn gốc hay lãi vay như việc vay nợ. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có thể nắm quyền chủ động điều tiết nguồn vốn huy động cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp;
  • Giúp quảng bá sự uy tín, chất lượng của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi con đường để một công ty được lên sàn chứng khoán không dễ dàng cần đáp ứng đủ các điều kiện do Sở giao dịch chứng khoán quy định;
  • Tạo nên nhiều cơ hội hợp tác, phát triển kinh doanh;
  • Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu: Cổ đông chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu thuận tiện hơn. Từ đó, gia tăng sức hút cổ phiếu của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì? Có tư cách pháp nhân không?

Lên sàn chứng khoán có hạn chế gì?

Bên cạnh những lợi ích thì việc lên sàn chứng khoán cũng tồn tại những hạn chế nhất định:

  • Phát sinh thêm chi phí. Chẳng hạn như: Chi phí thẩm định, chi phí về tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý: nghĩa vụ đăng ký, lưu ký cổ phiếu; nghĩa vụ công bố thông tin;…;
  • Áp lực đối với lãnh đạo công ty về kết quả hoạt động kinh doanh để duy trì và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
  • Quyền kiểm soát doanh nghiệp có thể bị đe dọa. Bởi việc giao dịch chứng khoán có thể dẫn đến cơ cấu cổ đông thay đổi. Từ đó, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn trong quá trình quản lý doanh nghiệp;
  • Việc công bố công khai tình hình tài chính, doanh thu, chiến lược phát triển,… đôi khi cũng gây ra bất lợi cho doanh nghiệp, khi đối thủ cạnh tranh nắm được những thông tin này.

Tham khảo thêm: Dịch vụ xin giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ kính thuốc

Một số lưu ý khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Để một công ty lên sàn chứng khoán thì phải đáp ứng những điều kiện chặt chẽ theo Luật Chứng khoán đồng thời những quy định riêng của từng sàn chứng khoán. 

Ví dụ: Sàn HOUSE quy định mức vốn điều lệ công ty tại thời điểm chào bán là 120 tỷ đồng; còn sàn HNX là 30 tỷ đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900.633.710 để được tư vấn – hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710