zalo-icon
phone-icon

Phân tích, hướng dẫn áp dụng Điều 203 Luật Đất đai năm 2013

Hiện nay, trên toàn thế giới, dân số ngày càng tập trung đông đúc trong các đô thị, trung tâm lớn và các khu vực kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Dự điều này dẫn đến sự giới hạn ngày càng nghiêm trọng của tài nguyên đất. Kết quả của sự tập trung dân cư và sự phát triển kinh tế là việc tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng, đây là một trong những vấn đề luôn luôn thu hút sự quan tâm của xã hội. Cùng Luật Thành Công phân tích nội dung Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 dưới đây nhé!

Nội dung Điều 203 Luật Đất đai năm 2013

Trước khi chúng ta tìm hiểu về thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp đất đai, hãy bắt đầu bằng việc hiểu rõ khái niệm “tranh chấp đất đai”. Tranh chấp đất đai là việc xảy ra khi hai hoặc nhiều bên tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất trong các quan hệ đất đai, như được quy định trong khoản 24 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013.

Cần lưu ý rằng không phải tất cả các tranh chấp đất đai đều thuộc loại này. Một số tranh chấp không được xem xét là tranh chấp đất đai, ví dụ như tranh chấp về di sản thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, hoặc tranh chấp tài sản chung giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Nhiều người thường nhầm lẫn về việc xác định xem một tranh chấp cụ thể có thuộc về tranh chấp đất đai hay không, và điều này có thể dẫn đến việc chọn sai cơ quan giải quyết.

Có thể bạn quan tâm: Tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013 được quy định rằng thuộc về các cơ quan sau: Tòa án nhân dân có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tranh chấp đất đai hoà giải không thành

Trường hợp tranh chấp đất đai của các bên đã được Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải nhưng không thành thì được giải quyết như sau:

Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý giải quyết trong trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có một trong các loại giấy tờ được căn cứ theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 hoặc có Giấy chứng nhận và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Lựa chọn một trong hai hình thức sau nếu tranh chấp đất đai mà đương sự không có một trong các loại giấy tờ đượcc căn cứ theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 hoặc không có Giấy chứng nhận thì đương sự giải quyết tranh chấp đất đai đó theo quy định sau đây:

  • Theo căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì các bên có thể lực chọn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
  • Các bên có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Tìm hiểu thêm thông tin: Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Trường hợp nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện như dưới đây:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau; nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo; nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Theo căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013 thì người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp khi có hiệu lực thi hành thì các bên phải tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành quyết định đó thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Tham khảo thêm: Những điểm mới của luật nhà ở mới nhất

Trên đây là toàn bộ nội dung của Luật Thành công về vấn đề thẩm quyền tranh chấp đất đai thuộc về chủ thể nào giải quyết được quy điịnh cụ thể tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Nếu quý khách hàng còn vấn đề thắc mắc hay chưa hiểu rõ thì liên hệ ngay với Luật Thành công chúng tôi để được giải đáp thắc mắc kịp thời nhất có thể. Đối với sự tin cậy của quý khách hàng, Luật Thành công ngày càng cố gắng hơn nữa để quý khách hàng được trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710