zalo-icon
phone-icon

Đất có di tích lịch sử

Thế nào là vùng đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh? Quy định của pháp luật đất đai về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào? Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như di tích lịch sử, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất danh lam thắng cảnh, nhà ở?

Di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh là gì?

Có thể hiểu di tích lịch sử, văn hoá là các công trình xây dựng, địa điểm hay đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học nghệ thuật và các giá trị văn hoá hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội.Khái niệm di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định về các khái niệm này như sau: Tại khoản 2 có nêu rõ khái niệm Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm cả di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, và khoản 2 có nêu Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật hay cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, ngoài ra tại khoản 3 cũng quy định Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa những cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Khái niệm đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh

Tài nguyên Đất được xem là một trong những yếu tố tự nhiên hết sức quan trọng đối với tất cả chúng ta. Đây là thành phần bao bọc lớp vỏ ngoài của trái đất. Chịu sự tác động của các quá trình vật lý, sinh học, hóa học, đất xuất hiện nhiều đặc điểm biến đổi theo tự nhiên qua từng giai đoạn phát triển khác nhau. Từ xa xưa đến nay, việc hình thành các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh diễn ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, và mỗi một di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đều mang trong mình một câu chuyện lịch sử và mang những nét đẹp riêng biệt.

Để tôn vinh và giữ gìn những nét đẹp đó mà con người tiến hành lưu giữ, cải tạo những di tích này để cho thế hệ mai sau được chiêm ngưỡng, tìm hiểu và tham quan. Những di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tất cả phải được xây dựng và phát triển trên một khoảng không gian nhất định. Khoảng đất mà trên đó chúng có chứa đựng những di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được gọi là đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Tìm hiểu thêm: Đất cơ sở tôn giáo là gì? Quy định về đất của cơ sở tôn giáo mới nhất 2022 

Khái niệm đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là gì ?
Khái niệm đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là gì ?

Di tích lịch sử văn hóa cần có những tiêu chí nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi theo khoản 9 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009, quy định cụ thể những vấn đề bao gồm trong đó di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí như sau :

  • Đầu tiên là về công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương,
  • Thứ hai là công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử
  • Thứ ba là địa điểm khảo cổ phải có giá trị tiêu biểu và cuối cùng công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.

Danh lam thắng cảnh cần có những tiêu chí nào?

Dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

  • Cảnh quan thiên nhiên và địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu,
  • Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất hoặc địa mạo hay địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù 
  • Khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Phân loại Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh

Cụ thể quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về xếp hạng các di tích như sau:

Di tích cấp tỉnh

Đầu tiên là về di tích cấp tỉnh đây là loại di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, trong đó bao gồm có thể kể đến như: Công trình xây dựng và địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương gắn với những nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương qua các thời kỳ lịch sử và công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, đó là tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương, địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương, cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.

Tham khảo thêm: Quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất mới nhất theo quy định 2022

Di tích quốc gia

Và Theo sau đó chính là những di tích quốc gia, đây được xem là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia bao gồm: Trong đó có những công trình xây dựng và địa điểm ghi dấu những sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với những anh hùng dân tộc hay danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc, công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam, Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ, Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.

Di tích quốc gia đặc biệt

Cuối cùng đó là Di tích quốc gia đặc biệt, với di tích này có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm như: Những công trình xây dựng, địa điểm gắn với những sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hay gắn với anh hùng dân tộc và những danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc hoặn công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam, địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới, cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

Xem thêm chi tiết: Tách thửa hoặc hợp thửa đất đai theo quy định mới năm 2022

Các quy định về quản lý và sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh

Đất có di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng hoặc được UBND cấp tỉnh quyết định bảo vệ phải được quản lí nghiêm ngặt theo quy định sau đây: 

  • Đối với đất có những di tích lịch sử – văn hoá hay danh lam thắng cảnh thì do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trực tiếp quản lí dựa theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó tự chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • Mặt khác đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh không do tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lí thì UBND cấp xã nơi mà có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh sẽ là đối tượng chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí diện tích đất có di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.
  • Còn đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích và sử dụng trái pháp luật thì chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện qua đó ngăn chặn và xử lý kịp thời.
  • Nếu trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và kèm theo phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

Có thể bạn quan tâm: Quản lý đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710