zalo-icon
phone-icon

Quy định của Luật đất đai hiện hành về đất của cơ sở tôn giáo

 Ở nước ta hiện nay, có khá là nhiều những cơ sở tôn giáo đang hoạt động. Đi cùng với đó là nhu cầu sử dụng đất cũng ngày càng tăng cao hơn. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về đất đai của cơ sở tôn giáo? Trong bài viết này, Luật Thành công sẽ giải đáp các vấn đề về quy định về đất của cơ sở tôn giáo.

Đất cơ sở tôn giáo là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật đất đai 2013 thì đất cơ sở tôn giáo gồm đất đai thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Như vậy, đất được gọi là đất cơ sở tôn giáo với điều kiện là đất đai đó sẽ hoặc là đang sử dụng vào mục đích xây dựng những thánh đường, chùa… và người sử dụng đất đai này phải là những tổ chức tôn giáo được hoạt động bởi sự cho phép từ Nhà nước. Ngoài ra, đất cơ sở tôn giáo sử dụng thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp. Nhóm đất này chủ yếu dùng để xây dựng những công trình hoặc làm mặt bằng cho xây dựng, đây không phải là nhóm đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt đất tín ngưỡng với đất của cơ sở tôn giáo

Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng đất

Chủ thể cộng đồng dân cư và chủ thể cơ sở tôn giáo được nhận định rằng đây là hai chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật về đất đai, hơn hết là có địa vị pháp lý phù hợp với từng tư cách chủ thể của họ.

Chủ thể cộng đồng dân cư sử dụng đất cụ thể bao gồm: cộng đồng người Việt Nam cùng sinh sống trên cùng một địa bàn là thôn, ấp, làng, xã, bản, buôn, phum, sóc và một số điểm dân cư tương tự có chung những phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ, được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nhằm để sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng dân cư đó.

Cơ sở quan trọng của cộng đồng dân cư nhằm để gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc chính là quy định về giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, việc này còn đảm bảo sự gắn kết giữa tình làng nghĩa xóm, tạo nên một sức mạnh cho mỗi con người trong cộng đồng xã hội Việt Nam.

Cơ sở tôn giáo sử dụng đất chính là những cơ sở bao gồm: các đền, chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động cưng như được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất.

Chủ thể sử dụng đất tôn giáo có thể là:

  • Người đại diện của những tổ chức tôn giáo;
  • Những cơ sở thờ tự tôn giáo;
  • Cộng đồng dân cư nơi có cơ sở thờ tự mà không có chức sắc tôn giáo ở đó là đại diện

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

  • Các cơ sở tôn giáo hay cộng đồng dân cư sử dụng đất đều có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được căn cứ quy định ở Điều 166 và Điều 170 Luật đất đai năm 2013.
  • Các cơ sở tôn giáo hay cộng đồng dân cư khi sử dụng đất không được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất, không được thế chấp cũng như không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Như vậy, quyền sử dụng đất của một cộng đồng sẽ được đảm bảo thực hiện trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán, quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người. Nhà nước không cho phép quyền sử dụng đất của loại hình chủ thể này thực hiện việc định đoạt thông quyền sử dụng đất thông qua những giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất.

Quy định của về đất của cơ sở tôn giáo
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

Địa vị pháp lí của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam

Căn cứ tại Điều 5 Luật đất đai 2013, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong số 7 nhóm chủ thể sử dụng đất ở Việt Nam.

Nếu bạn là người Việt định cư ở nước ngoài, bạn mong muốn sử dụng đất ở Việt Nam nhưng không biết điều đó có hợp pháp? Tìm hiểu ngay quy định về việc sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài không nhiều như những chủ thể khác, nên chủ thể này có thể nói là có vị trí khá đặc biệt trong quan hệ sử dụng đất ở Việt Nam. Đồng thời, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện sinh sống ở nhiều các quốc gia khác nhau, do vậy đây còn là cầu nối quan trọng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, trong quan hệ sử dụng đất tại Việt Nam, chính sách và pháp luật đất đai, đối tượng này được xem là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện đại đoàn kết, mang ý nghĩa phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của mỗi người Việt Nam trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam. Như vậy, không chỉ riêng người là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam hay đang sinh sống, cư trú làm việc tại nước ngoài, mà ngay cả người có gốc Việt Nam nhưng không có quốc tịch Việt Nam hoặc không còn mang quốc tịch Việt Nam thì cũng được xem như là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với những quyền ngang nhau với những chủ thể khác trong nước sử dụng đất và có quyền mua nhà ở tại Việt Nam theo các điều kiện được quy định trong Luật đất đai 2013.

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất Việt Nam

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao cụ thể bao gồm:

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận;
  • Cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam nhưng nhà đầu tư là người nước ngoài thực hiện mua cổ phần, sáp nhập hay mua lại theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư. Đối với loại chủ thể này, những chính sách và pháp luật về đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nhằm để thực hiện chủ trương thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước ta.

 Bởi lẽ vậy, đối với pháp luật đất đai trong việc điều chỉnh quan hệ sử dụng đất có liên quan đến đối tượng này là những yêu cầu được đặt ra cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật quy định về đất đai hoặc các lĩnh vực pháp luật có liên quan, đặc biệt là pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tạo thành môi trường pháp lý đồng bộ theo hướng ổn định cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Nhằm để góp phần nâng cao về sự cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam đối với những quốc gia khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, việc cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài thông qua việc mở rộng quyền trong quá trình khai thác, sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

 Thực hiện theo hướng “thống nhất từng bước chính sách đối với đầu tư trong và ngoài nước không chỉ nhằm để thực hiện chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, mà còn phải được tiến hành một cách thận trọng, phù hợp với trình độ quản lý đất đai của Nhà nước ta.

 Hình thức sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao ở Việt Nam

 Kể từ sau khi Đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước, người mang vai trò đại diện chính là chủ sở hữu về đất đai của toàn dân thực hiện thống nhất, quản lí về đất đai theo pháp luật quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể tham gia trong nền kinh tế bằng các hình thức khác nhau.

Trừ một số trường hợp thuộc diện chính sách xã hội hoặc những trường hợp sử dụng đất không nhằm mục đích sinh lời hoặc vì mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đối với các trường hợp sử dụng đất còn lại.

Người sử dụng đất để có được quyền sử dụng đất thì cần phải trả tiền sử dụng đất hoặc tiền thuế đất khi được Nhà nước giao có thu tiền hoặc được cho thuê. Việc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính này hay không sẽ là căn cứ chính để Nhà nước quy định các quyền chuyển quyền sử dụng đất cho người sử dụng, đảm bảo sự công bằng trong phân phối đất đai.

Vì vậy, việc quy định cụ thể từng hình thức sử dụng đất cho từng loại chủ thể nhất định chính là tiền đề vô cùng quan trọng cho việc mở rộng hay thu hẹp quyền khai thác sử dụng đất cho họ nhằm để thực hiện các chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta.

Quy định của về đất của cơ sở tôn giáo
Hình thức sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Hình thức sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

            Luật đất đai 2013 ra đời, là sự  kế thừa và phát huy dựa trên những quy định cũ về pháp luật đất đai trước đó. Việc sử dụng đất của nhóm người Việt định cư ở nước ngoài sẽ căn cứ dựa vào mục đích sử dụng đất để tiếp cận hình thức được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất.

            Do vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với trường hợp có mục đích sử dụng đất là để xây dựng nhà ở để bán kết hợp cho thuê. Còn sử dụng đất cho các dự án khác thì tiếp cận thông qua hình thức thuê đất.

Hình thức sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nam

            Những vấn đề bất cập trước đó của pháp luật về đất đai đã được Luật đất đai 2013 từng bước tiến tới việc hình thành một khung pháp lý bình đẳng và ổn định. Chủ thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được Luật đất đai 2013 xác định là chủ thể được tiếp cận nhằm để thực hiện những dự án đầu tư tương tự như nhóm chủ thể người Việt Nam định cư nước ngoài tiến hành thực hiện những dự án đầu tư có sử dụng đất tại Việt Nam. Nhà nước tiến hành giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê sẽ căn cứ dựa trên mục đích sử dụng đất mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó lựa chọn để đưa ra hình thức được tiếp cận.

Việc mở rộng hình thức sử dụng đất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong Luật đất đai năm 2013 là sửa đổi quan trọng tạo cơ sở cho việc từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư. Đây là tiền để nhằm tạo được cơ hội để nâng cao sự canh tranh giữa các thành phần kinh tế; hơn hết, là để không ngừng xây dựng và hoàn thiện thị trường này đảm bảo từng bước tạo môi trường cạnh tranh hoàn hảo.

Hình thức sử dụng đất của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

Nước ta luôn luôn tạo những điều kiện và xây dựng hệ thống pháp luật đất đai nhằm hướng tới sự thuận lợi trong việc sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan ngoại giao.

Do vậy, kể từ Luật đất đại 1993 cho tới Luật đất đai 2013 hiện nay, đều cùng nhất quán quy định về hình thức sử dụng đất mà các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có thể được tiếp cận hình thức thuê đất với thời hạn cao nhất lên tới 99 năm để xây dựng trụ sở cơ quan. Khi thời hạn này hết sẽ được xem xét gia hạn hoặc được cho thuê đất khác nếu có nhu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710