zalo-icon
phone-icon

ĐẤT TÍN NGƯỠNG LÀ GÌ? PHÂN BIỆT ĐẤT TÍN NGƯỠNG VỚI ĐẤT CỦA CƠ SỞ TÔN GIÁO

Đất tín ngưỡng được hiểu như thế nào, cách để phân biệt với đất cơ sở tôn giáo ra sao, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn ở bài viết dưới đây.

1. Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt đất tín ngưỡng với đất của cơ sở tôn giáo

Đất tín ngưỡng là gì?

Theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai năm 2013, đất tín ngưỡng bao gồm đất có các công trình tôn giáo như đình, đền, miếu, và am thờ, cũng như các công trình tôn giáo thuộc gia đình, họ. Cần lưu ý rằng mục đích sử dụng đất tín ngưỡng phải tuân thủ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, đất tín ngưỡng được phân loại trong nhóm đất phi nông nghiệp và có thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài, theo quy định tại Khoản 2 của Điều 13 trong Luật Đất đai năm 2013. Cần lưu ý rằng việc phân biệt giữa đất tín ngưỡng và đất thuộc cơ sở tôn giáo có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người. Cả hai loại đất này đều phục vụ mục đích chung là phục vụ cho đời sống và văn hóa của cộng đồng dân cư, và cả hai đều thuộc nhóm đất phi nông nghiệp với thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài theo quy định của Luật Đất đai.

Tuy nhiên, còn có một số đặc điểm riêng biệt có thể giúp chúng ta phân biệt đất tín ngưỡng và đất thuộc cơ sở tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm: Quy định của Luật đất đai hiện hành về đất của cơ sở tôn giáo

đất tín ngưỡng
Đất tín ngưỡng

2. Khái quát chung về đất tín ngưỡng

Lĩnh vực đất đai là một chủ đề tập trung sự quan tâm đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khi xem xét các khía cạnh liên quan đến đất đai, chẳng hạn như việc định nghĩa, xác định các khái niệm liên quan, và xác định tiêu chí phân biệt giữa các loại đất. Mỗi loại đất phục vụ mục đích cụ thể và được đặt tên phù hợp với mục đích sử dụng của nó.

Hiện nay, đất đai đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống kinh tế và xã hội. Đất đai là cơ sở để hình thành một quốc gia, và từng quốc gia có các phong tục, tập quán, tôn giáo, và tín ngưỡng riêng biệt. Do đó, việc sử dụng đất đai cho các hoạt động tín ngưỡng trở thành một vấn đề quan trọng, đồng thời cũng là nền tảng để thiết lập hệ thống pháp lý đảm bảo rằng việc sử dụng đất tín ngưỡng tuân thủ mọi quy định của pháp luật.

Đất tín ngưỡng là đất gì?

Đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được bảo đảm thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài, theo quy định tại Khoản 2 của Điều 13 trong Luật Đất đai năm 2013. Song song với điều này, theo Điều 160 của cùng Luật, đất tín ngưỡng được định nghĩa bao gồm các loại đất có các công trình tôn giáo như đình, đền, miếu, am thờ, từ đường, và nhà thờ họ.

Từ những hướng dẫn pháp luật trên, có thể tóm tắt rằng đất tín ngưỡng bao gồm các công trình tôn giáo như đình, đền, miếu, am thờ, từ đường, và nhà thờ họ. Các chủ thể khi sử dụng đất tín ngưỡng cần tuân thủ mục đích sử dụng đất và đồng thời phải tuân thủ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thời hạn sử dụng đất tín ngưỡng bao lâu?

Đất tín ngưỡng nằm trong số các loại đất đượcc Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất là ổn định, lâu dài và không bị giới hạn thời hạn sử dụng đất

Phân biệt đất tín ngưỡng với đất của cơ sở tôn giáo?

 Làm sao để phân biệt đươc giữa đất tín ngưỡng và đất tôn giáo? Dưới đây là những tiêu chí giúp nguời đọc phân biệt 2 loại đất này:

Tiêu chí

Đất tín ngưỡng

Đất cơ sở tôn giáo

Khái niệm

Căn cứ vào Điêu 160 Luật đất đai 2013 thì: đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am. từ đường, nhà thờ họ. Đi kèm với nó là mục đích sử dụng đất tín ngưỡng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

 

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 159 Luật đất đai 2013 thì đất tôn giáo là đất được dùng để xây dựng các cơ sở như: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Đối tượng sử dụng

Đối với đất tín ngưỡng thì bao gồm: Đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

Đối với đất cơ sở tôn giáo bao gồm: Đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo

Mục đích sử dụng

Nằm xây dựng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng dân cư

Dùng để xây dựng trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động theo quy định

Hình thức sử dụng đất

Đất tín ngưỡng được nhà nước giao, được công nhận, được nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Đối với đất cơ sở tôn giáo tồn tại 2 hình thức sử dụng đất:

+ Một là, đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, mượn của tổ chức/hộ gia đình/cá nhân (Điều 159 LĐĐ 2013);

+ Hai là, đất từ nguồn gốc khác theo quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2014 NĐ –CP.

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

 Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013 thì trường hợp giao đất đối với cộng đồng dân cư thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân nhân cấp huyện

 

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 59 Luật đất đai 2013 thì trường hợp Cơ sở tôn giáo được giao đất thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

 

Quy định về việc sử dụng đất

Đúng mục đích sử dụng đất;

 Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Ngoài ra, việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chấp thuận

Việc sử dụng đất của cơ sở tôn giáo phải được thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất cho cơ sở tôn giáo dựa trên chính sách về tôn giáo của Nhà nước;

Và đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tín ngưỡng thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được UBND cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư. Đồng thời đáp ứng điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khoản 5 Điều 100 Luật đất đai 2013

Được cấp giấy chứng nhận khi có đáp ứng các điều kiện sau đây:

khi có đủ các điều kiện sau đây:

 Thứ nhất, được Nhà nước cho phép hoạt động.

Thứ hai, đất đag không có tranh chấp.

Thứ ba, không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày một tháng bảy năm 2004”.

Đồng thời, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo ghi tên cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo.

Tham khảo thêm: Thủ Tục Đăng Ký Xác Lập Quyền Sử Dụng Hạn Chế Thửa Đất Liền Kề

Từ những phân tích về các tiêu chí trên ta có thể thấy, pháp luật đất đai quy định khá chi tiết và cụ thể hơn về đất cơ sở tôn giáo so với đất tín ngưỡng. Điển hình là việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất: trường hợp này chỉ quy định đối với cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp và cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp, còn cộng đồng dân cư sử dụng đất phi nông nghiệp (đất tín ngưỡng) thì chưa có quy định cụ thể.

Một số các quy định pháp luật có liên quan đến đất tín ngưỡng và đất cơ sở tôn giáo

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất:

Thứ nhất, đối với quyền của cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 166 đã đề cập đến các quyền chung của người sử dụng đất.

Thứ hai, về nghĩa vụ của cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất, người sử dụng đất cần thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, theo Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013.

Ngoài ra, quy định về bồi thường đất cho mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia và công cộng khi Nhà nước thu hồi đất phải tuân theo những điều kiện cụ thể. Điều này áp dụng cho đất mà cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo đang sử dụng, trừ khi đất đó đã được giao hoặc cho thuê bởi cơ quan Nhà nước và được chứng nhận bằng Giấy chứng nhận, hoặc đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nhưng đã đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, như được quy định tại Khoản 2 của Điều 75 trong Luật Đất đai năm 2013.

Tìm hiểu thêm: Đất đã sang tên có đòi lại được không? Thủ tục như thế nào?

Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng hay không?

Mặc dù đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, Tuy nhiên, pháp luật có quy định đối với 1 số loại đất nhất định thì không được phép chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê hay tặng cho quyền sử dụng đất. Trong đó, có đất tín ngưỡng theo quy định tại Khoản 2 Điều 181 LĐĐ 2013.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710