zalo-icon
phone-icon
03/03/2023 Lê Bá Thành

Phân tích chi tiết Điều 202 Luật Đất đai 2013 [mới nhất]

Quy định pháp luật Điều 202 Luật Đất đai 2013

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia và đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên nhà nước có thẩm quyền định đoạt về đất đai, đặc biệt là quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 về hòa giải trong tranh chấp về đất đai.

Phân tích chi tiết Điều 202 Luật Đất đai 2013

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai với nhau một cách thiện chí nhằm có lợi cho các bên khi có tranh chấp xảy ra. Hòa giải có thể chỉ diễn ra giữa các bên tranh chấp hoặc có thể có sự tham gia thêm của bên thứ ba như: trọng tài hoặc hòa giải viên. Đối với tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp không tự hòa giải được với nhau thì có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đó xảy ra để hoà giải. Việc hòa giải khi có tranh chấp đất đai xảy ra là không bắt buộc. Các bên hoàn toàn có thể khởi kiện nhau ra tòa để giải quyết mà không bắt buộc phải trải qua bước hòa giải này ở trước đó.

Có thể bạn quan tâm: Tranh chấp đất đai

So với quy định tại Luật Đất đai năm 2003 thì quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 2014/NĐ-CP có nhiều sửa đổi, bổ sung về hòa giải trong tranh chấp về đất đai như sau:

Thứ nhất, sửa đổi về thời hạn hòa giải không quá 45 ngày (Còn Luật Đất đai năm 2003 quy định là 30 ngày), kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai xảy ra. Việc Luật Đất đai năm 2013 tăng thời gian hòa giải là để tạo điều kiện tốt nhất cho các bên có thêm thời gian thương lượng với nhau về tranh chấp.

Thứ hai, bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện việc hòa giải cho các bên. Theo đó, khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác minh tìm hiểu nguyên nhân vì sao phát sinh tranh chấp đó, thu thập giấy tờ và các tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất; Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện việc hòa giải và tổ chức cuộc họp hòa giải cho các bên.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về kết quả hòa giải trong tranh chấp đất đai thì phải được lập thành biên bản và bao gồm phải có các nội dung: thành phần tham dự hòa giải, thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải, tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu), thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp; ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với nhau. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải đó và các thành viên tham gia hòa giải. Bên cạnh đó, phải đóng dấu của ủy ban nhân dân cấp xã và phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu giữ hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã.

Thứ tư, bổ sung thêm quy định là sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về thỏa thuận trong buổi hòa giải với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Thứ năm, bổ sung thêm quy định trường hợp sau khi hòa giải thành hoặc hòa giải không thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì ủy ban nhân dân cấp xã phải lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.

Có thể thấy rằng, quy định về hòa giải tranh chấp đất đai theo Điều 202 Luật đất đai năm 2013 so với quy định tại Luật Đất đai năm 2003 thì đã tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho các bên tham gia hòa giải và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể xảy ra tranh chấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

goingay
0963.766.477
goingay
1900 633 710