zalo-icon
phone-icon

Diện tích mặt nước là gì? Quy định về đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản?

Hiện nay tại nước ta các hộ nông dân và nuôi trồng thủy sản đã trở thành hướng đi được rất nhiều hộ triển khai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Và minh chứng là rất nhiều mô hình được thử nghiệm dựa trên các vùng khác nhau ví dụ như vùng nuôi tôm công nghiệp và mô hình nuôi tôm kết hợp với lúa hoặc rừng ngập mặn,…Sản lượng thủy sản tăng gấp đôi so với trước đây. Và đặc biệt việc khai thác đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất ven sông, ven biển vào sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây được nhiều người sử dụng đất rất quan tâm vì đã nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Diện tích mặt nước là gì?

Có thể nói pháp luật hiện hành không quy định cụ thể rõ ràng về diện tích mặt nước. Nhưng ta có thể thấy được thuật ngữ “diện tích mặt nước” được nhắc đến trong khái niệm diện tích nuôi trồng thủy sản như: Ở đây diện tích nuôi trồng thuỷ sản được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được người nông dân sử dụng dùng để nuôi trồng thuỷ sản gồm: Diện tích ao, hồ, đầm, đầm, phá, ao đào trên cát và bãi triều ven biển…

Quy định về việc sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Để thực hiện chính sách giao đất và cho thuê đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã tạo nên động lực to lớn cho người dân yên tâm để đầu tư và phát triển sản xuất, chính vì vậy ngành thuỷ sản đã từng bước phát triển nhảy vọt và trở thành một trong những ngành chủ lực trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng thì sẽ góp phần nâng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, để đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Đứng trong tốp 10 nước đứng đầu trên thế giới (diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là 690.221 ha, tăng 322.000 ha so với năm 2000, bình quân tăng 32,2 nghìn ha/năm chủ yếu do chuyển đổi từ đất trồng lúa và rừng ngập mặn sang sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 589,6 nghìn tấn năm 2000 lên 2,707 nghìn tấn năm 2010). Và có thể nói việc khai thác đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất ven sông và ven biển vào sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây được người sử dụng đất rất quan tâm vì đã nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

Đối với đất có mặt nước nội địa

Có thể nói hiện nay, diện tích mặt nước có khả năng dùng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam còn khá lớn chiếm tới hàng triệu ha. Hiện nay, trên thực tế ở một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã sử dụng một cách linh hoạt loại đất này bằng cách dùng diện tích đất có mặt nước để nuôi tôm xuất khẩu, nuôi cá lồng, cá bè kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm đưa lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đất.

Điều 139 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc sử dụng loại đất này như sau: Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp. Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc sử dụng do Chính phủ quy định.

Có thể bạn quan tâm: Luật đất đai

Đối với đất có mặt nước ven biển

Khác với loại đất có mặt nước nội địa, loại đất này thường tập trung ở vùng ven biển nên ngoài mục đích để nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp còn có thể khai thác sử dụng vào mục đích làm muối và sản xuất lâm nghiệp như trồng và bảo vệ rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát,…Loại đất này cần phải có quy hoạch cụ thể để việc sử dụng đồng thời chú trọng tới các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. Trên thực tế hiện nay thì việc sử dụng loại đất này thường mang tính tự phát không có quy hoạch chặt chẽ, quy hoạch đi sau nên người dân hoàn toàn tự ý chuyển đổi từ cơ cấu cây trồng sang vật nuôi. Vùng này bắt chước vùng kia nuôi trồng cho dù điều kiện môi trường và thổ nhưỡng không phù hợp dẫn đến thiệt hại rất nhiều. Chính vì vậy, tại Điều 140 Luật đất đai năm 2013 đưa ra cơ chế sử dụng tương đối chặt chẽ đối với loại đất này như sau: Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc làm muối, phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo vệ đất và làm tăng sự bồi tụ đất ven biển, bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan, không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển

Quy định về cách xác định tiền thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Trên thực tế hiện nay, việc sử dụng loại đất này thường được sử dụng khi được nhà nước cho thuê lại và trao cho quyền sử dụng thì mới được xử dụng. Vậy khi chủ thể được nhà nước cho thuê đất thì dựa vào quy định hay căn cứ nào để xác định được khoản tiền để trả cho việc thuê đất có mặt nước nội địa là như thế nào? Chính vì điều đó, Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có quy định việc xác định tiền thuê đất mặt nước tương đối chặt chẽ đối với loại đất này như sau: Trên cơ sở quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/3014/NĐ-CP và thuê đất có mặt nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được xác định bằng công thức như sau: Tiền thuê đất có mặt nước bằng diện tích đất có mặt nước phải nộp tiền thuê nhân đơn giá thuê đất có mặt nước thu một lần cho cả thời gian thuê.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng có quy định trường hợp thuê không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật Đất đai. Điều này được quy định cụ thể ở Khoản 3 Điều 12 Nghị định này như sau: Đối với trường hợp thuê mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật Đất đai thì trường hợp thuê mặt nước trả tiền thuê hàng năm, thì số tiền thuê mặt nước thu hàng năm sẽ bằng diện tích mặt nước thuê nhân với đơn giá thuê mặt nước được quy định tại Điều 7 của Nghị định này, trường hợp thuê mặt nước trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, thì số tiền thuê mặt nước sẽ được tính bằng diện tích mặt nước thuê nhân thời gian thuê mặt nước nhân đơn giá thuê mặt nước quy định tại Điều 7 Nghị định này.

thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản
thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Việc xác định, nộp tiền thuê đất có mặt nước quy định chi tiết tại Thông tư 77/2014/TT-BTC về hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể tại Điều 10 Thông tư này có quy định, cụ thể về đơn giá thuê đất có mặt nước được xác định bằng 50% đơn giá thuê của loại đất có vị trí liền kề có cùng mục đích sử dụng khi: Trường hợp thuộc vùng sâu, vùng xa và vùng núi cao ở các hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn, phần diện tích đất có mặt nước sử dụng vào những mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nghề làm muối, đất có mặt nước sử dụng làm mặt bằng sản xuất và kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, đơn giá thuê đất có mặt nước được xác định không thấp hơn 50% đơn giá thuê của loại đất có vị trí liền kề và có cùng mục đích sử dụng áp dụng đối với trường hợp không thuộc 3 trường hợp kể trên. Như vậy, có thể thấy phần diện tích đất mặt nước nội địa thì pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc xác định thời hạn cho thuê. Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành đã xác định về việc trả tiền thuê đất mặt nước nội địa trong quá trình các chủ thể được nhà nước giao đất để sử dung vào những mục đich phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710