Trước đây loại đất này được xếp vào những nhóm đất chuyên dùng nhưng do thực tế sử dụng đất để làm muối cũng giống như việc sử dụng đất nông nghiệp và chủ thể sử dụng loại đất này phần lớn là những hộ gia đình và cá nhân làm nông nghiệp thuộc khu vực nông thôn ven biển. Vì vậy, theo quy định trong Luật đất đai năm 2003 và hiện nay Luật đất đai năm 2013 quy định đất làm muối được đưa vào nhóm đất nông nghiệp.
Cụ thể căn cứ theo Điều 138 Luật đất đai năm 2013, đất làm muối được sử dụng như sau: Đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì bắt buộc phải chuyển sang thuê đất, đất làm muối sẽ được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối, những vùng đất làm muối có năng suất và chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối được nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho những nhu cầu công nghiệp và đời sống.
Đất làm muối là gì?
Hiện nay, việc phát triển nghành nghề làm muối đang được quan tâm và chú trọng hơn, về diện tích đất sử dụng đề làm muối được định nghĩa tại Khoản 10 Điều 3 của Nghị định 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối đó là đất làm muối là đất có diện tích trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp và có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm trong đó là đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công. Người sở hữu đất làm muối là người do pháp luật quy định cụ thể tại Điều 138 Luật đất đai 2013 được quy định về các trường hợp sử dụng đất làm muối như sau: Các hộ gia đình, cá nhân được giao tại địa phương để sản xuất làm muối.
Trong trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất, các tổ chức kinh tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được Nhà nước Việt Nam cho thuê để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối. Và ngoài quyền sở hữu ra thì họ có trách nhiệm riêng của người sở hữu đất làm muối được quy định theo pháp luật. Vậy nên, song song với quyền là nghĩa vụ của người sử dụng đất làm muối. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối như sau: Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Tham khảo thêm: Mua nhà sổ chung công chứng vi bằng có an toàn không?
Các quy định về đất làm muối
Dựa theo căn cứ tại Điều 138 Luật đất đai năm 2013 thì chế độ sử dụng đất làm muổỉ được quy định như sau: Đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình và cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trong trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất, đất làm muối được Nhà nước cho thuê đối với các tổ chức kinh tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối, những vùng đất làm muối có năng suất và chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối được nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.
Các quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại
Có thể thấy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế của pháp luật đất đai để thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển và cho thấy rằng những chính sách mới về việc giao đất giao rừng lâu dài cho các hộ nông nghiệp được thể hiện ở Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 và Luật đất đai năm 1993, Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, tiếp đó là Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999…qua đó đã tạo động lực cho nhiều mô hình kinh tế hộ vươn lên, phát triển và trở nên giàu có. Kinh tế trang trại có thể được hiểu như sau: Đây là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình,nhằm mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Hiện nay, người nông dân đã năng động và chủ động hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Mô hình sản xuất nông, lâm, ngư hỗn hợp theo hướng kinh tế trang trại đã mang lại kết quả tốt, hiệu quả sử dụng đất ngày một tăng. Có thể nói việc phát triển kinh tế trang trại là tiền đề cho việc dịch chuyển nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Muốn khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại cần phải có chính sách cụ thể, rõ ràng để các hộ gia đình yên tâm, đầu tư sản xuất, nhất là việc khuyến khích các hộ gia đình đầu tư khai thác vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá vùng trung du và miền núi.
Đối với đất vùng đồng bằng, cần có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các chủ trang trại được xây dựng chuồng trại, làm nhà, lán trại bảo vệ gắn liền với trang trại… tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành cơ sở chế biến tại chỗ để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Khuyến khích các chủ trang trại hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau để phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi…
Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề 2023
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối:
Theo quy định Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu. Một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất và một trong các giấy tờ quy định tại các được quy định tại Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với những trường hợp đối với đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Những chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm giấy tờ liên quan đến việc miễn và giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có). Như vậy, khi thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm muối cần có đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối
Quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối cụ thể như sau:
Đầu tiên là quá trính chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, bước thứ hai sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có vị trí đất (trong giờ hành chính từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần) và Ủy ban nhân dân xã và thị trấn chuyển hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục, được kê khai đầy đủ theo quy định) và chuyên viên nhận hồ sơ ký vào Phiếu giao nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lập.
Nếu trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên nhận hồ sơ hướng dẫn và ghi đầy đủ những nội dung một lần bằng văn bản để cán bộ Ủy ban nhân dân xã hay thị trấn có căn cứ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo qui định. Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết và ngày hẹn trả hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chuyển hồ sơ về Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trả kết quả. Bước cuối cùng nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện (nơi có vị trí đất). Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
Tìm hiểu thêm thông tin: Thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Đất làm muối không có tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?
Căn cứ theo quy định Điều 101 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình hay cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày mà Luật này có hiệu lực thi hành nếu không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm: Hồ Sơ, Trình Tự, Thủ Tục Làm Sổ Đỏ
Mặt khác, Hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.