zalo-icon
phone-icon

Một số đặc điểm về việc chiếm hữu ruộng đất trong lịch sử Việt Nam

Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống quản lý đất đai tại Việt Nam, các chính quyền phong kiến đã thiết lập các hình thức sở hữu đất và khai hoang đất mới. Họ đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi. Tất cả những nỗ lực này đã tạo ra các đặc trưng quan trọng trong việc quản lý và chiếm hữu  ruộng đất tại Việt Nam.

Đặc điểm về việc chiếm hữu ruộng đất trong lịch sử Việt Nam

So với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam duy trì một tình trạng chưa hoàn thiện quá trình tư hữu hóa đất đai cho đến đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không tồn tại sở hữu tư nhân hay quá trình chiếm hữu đất tại Việt Nam.

Chính bởi các yếu tố lịch sử, văn hóa, và xã hội, trong suốt hàng nghìn năm lịch sử phong kiến, Việt Nam đã duy trì hai chế độ quản lý đất đai: sở hữu đất công và sở hữu đất tư. Sự tồn tại song song của cả hai chế độ này trong quá khứ đã tạo ra những đặc điểm độc đáo cho chế độ quản lý đất đai tại Việt Nam.

Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước

Theo dòng lịch sử của Việt Nam, việc thiết lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước phong kiến đã bắt đầu từ rất sớm với các lý do quan trọng sau đây:

Chính trị: Để củng cố quyền lực và độc lập của nhà nước, cũng như bảo vệ lãnh thổ khỏi các nước xâm lược, quyền sở hữu tối cao của Vua, là đại diện của nhà nước, đã được xác lập. Điều này đã hỗ trợ trong việc củng cố bộ máy chính quyền phong kiến của thời đó.

Kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu suất lao động và năng suất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên. Để đối phó với tác động của thiên nhiên như hạn hán và lũ lụt, nhà

Bởi những nguyên nhân trên mà quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai bắt đầu manh nha hình thành từ sớm vào triều Lý (thế kỉ thứ XI). Tuy nhiên, nó chỉ được xác lập một cách tương đối vững chắc bắt đầu từ thời Lê sơ (thế kỉ thứ XV) và được tiếp tục duy trì trong các thế kỉ sau.

Quá trình hình thành, xác lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước đối với đất đai thể hiện qua các sự kiện chủ yếu sau đây:

  • Nhà Lý sau khi giành được ngôi báu và củng cố vững chắc quyền lực thống trị của mình đã cho tiến hành đo đạc lại ruộng đất trong cả nước nhằm xác lập chủ quyền của Nhà nước đối với toàn bộ đất đai trong cả nước.
  • Dưới thời nhà Trần bằng việc vua Trần lập ra một chức quan chuyên lo về việc điền địa, trông coi để điều.
  • Thời nhà Lê, sau cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh giành được thắng lợi năm 1428, vua Lê cho tiến hành thống kê ruộng đất trong cả nước.

Trên cơ sở thống kế thì nhà nước phong kiến bây giờ đã xác lập quyền sở hữu bằng chính sách và biện pháp là lộc điền và quân điền.

Tham khảo thêm: ĐẤT TÍN NGƯỠNG LÀ GÌ? PHÂN BIỆT ĐẤT TÍN NGƯỠNG VỚI ĐẤT CỦA CƠ SỞ TÔN GIÁO – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công

chiếm hữu ruộng đất
Chiếm hữu ruộng đất

Lộc điền là việc nhà vua thực hiện quyền sở hữu tối cao và ban cấp ruộng đất cho tầng cấp dưới mình ( quan lại cấp cao và người trong hoàng tộc)

Chính sách lộc điền thực chất là việc nhà vua, với tư cách là người đại diện tối cao của nhà nước phong kiến trung ương, thực hiện quyền sở hữu tối cao ban cấp ruộng đất cho tầng lớp quan lại cấp cao và những người thân thuộc trong hoàng tộc. Ruộng đất cấp theo chế độ lộc điền gồm: ruộng thế nghiệp ( người được cấp sau khi chết được truyền lại cho con cháu đời sau hưởng lộc.) và ruộng cấp tạm thời ( 3 năm sau khi người được cấp chết thì con cháu phải trả lại cho nhà nước

Để thể hiện sự tối cao của quyền lực mà trong một số trường hợp nhà nước có thể thu hồi lại số ruộng đất đã cấp.. Hơn nữa, để củng cố quyền sở hữu của mình đối với ruộng đất mà nhà nước còn cho ra đời các chế độ tô thuế cho ruoognj đất, quy định cụ thể quyền sở hữu của nhà nước với ruộng đất.

Dưới thời Lê, nhà nước đã can thiệp vào quyền sở hữu ruộng đất thông qua chế độ quân điền. Chính vì điều này đã củng cố vững chắc sự thống nhất, tập trung quyền lực của nhà nước trong việc quản lý ruộng đất thời đó. (điều mà các triều đại phong kiến Lý, Trần trước đây dường như chưa hoặc ít thực hiện được).

Tuy nhiên, đến cuối triều Lê (thế kỷ thứ XVIII) do chính quyền suy yếu làm dẫn đến suy yếu quyền lực nhà nước trong sở hữu ruộng đất, xảy ra phổ biến tình trang mua bán, chiếm đoạt một cách không kiểm soát.

Tóm lại: Quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai được hình thành từ rất sớm ở nước ta xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập tự chủ cũng như đòi hỏi của việc phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước.

Tìm hiểu thêm: Luật đất đai và những điều cần biết về luật đất đai

Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai

Mặc dù chế độ ruộng đất công được nhà nước phong kiến bảo hộ và phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kì Lê sơ song bên cạnh đó còn tồn tại quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất.

Hình thức sở hữu tư nhân bắt đầu ở nước ta từ thời Lý-Trần. Đến thời Lê sơ, với những chính sách cấp ruộng đất cho công thần, quan lại và quý tộc do nhà nước ban hành thì hình thức sở hữu tư nhân càng phổ biến.

Chính vì sự phát triển của sở hữu tư nhân ngày càng mạnh mà nhà nước không những thừa nhận mà còn bảo vệ hình thức sở hữu này.

Sở hữu tư nhân về ruộng, đất đai bao gồm như sau:

– Quan lại, quý tộc được nhà nước cấp ruộng, đất;

– Nông dân có sức lao động được quyền mua và tích tụ ruộng đất.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cho xây dựng một hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Đương cử pháp luật nhà Lê, các hành vi xâm chiếm hoặc bán trộm ruộng đất đều bị trừng phạt rất nặng

Trải qua từng thời kỳ mà chế độ đất đai của ta xảy ra nhiều sự thay đổi. Các chính sách khẩn hoang, khuyến khích, động viên người dân tích cực khai phá đất hoang ra đời. Tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân về ruộng đất tồn tại và phát triển lâu dài. Có thể nhận thấy trong quá trình hình thành quyền tư hữu đối với đất đai ở nước ta bị hạn chế, luôn chịu sự phi phối từ nhà nước và đây chính là đặ điểm lớn trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Việt Nam

Tóm lại, chế độ sở hữu toàn dân hiện nay không chỉ được xây dựng dựa trên tư tưởng học thuyết Mác-Lê mà còn thực tiễn đã diễn ra, lịch sử và quá trình hình thành của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất trong suốt thời kỳ phong kiến.

Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất?

Hiện nay, cơ sở xác định người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất được quy định tại Điều 7 Luật đất đai năm 2013 như sau:

  • Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của mình
  • Đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích, đất phi nông nghiệp xây dựng trụ sở, công trình công cộng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
  • Đối với việc sử dụng đất của cộng đồng dân cư thì người đại diện cho cộng đồng dân cư hoặc người được công đồng dân cư thỏa thuận cử ra đại diện sẽ chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
  • Đối với việc sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì người đứng đầu cơ sở tôn giáo, chủ hộ gia đình, cá nhân hay người Việt định cư ở nước ngoài là chủ thể chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
  • Đối với việc sử dụng đất mà nhóm người có chung quyền sử dụng đất chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đó.

Xem thêm: Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không? – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công

Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý?

Căn cứ tại Điều 8, Luật đất đai năm 2013, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý được quy định như sau: 

Thứ nhất, đối với đất được giao cho tổ chức quản lý 

Các trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất cho người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước như sau:

  • Giao quản lý công trình công cộng
  • Giao quản lý đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định pháp luật
  • Giao quản lý đất có mặt nước của sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
  • Giao quản lý quỹ đất đã được thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý đất.

Thứ ba, đối đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

Cuối cùng, đối với đất giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

Trong trường hợp này, người đại diện cho cộng đồng dân cư hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra sẽ là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710