zalo-icon
phone-icon

Cưỡng dâm là gì? Quy định của pháp luật về tội cưỡng dâm

CSPL: Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Nghị quyết 06/2019/NQ-HDTP.

Cưỡng dâm là gì?

Cưỡng dâm là một trong các hành vi quan hệ tình dục, được hướng dẫn tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HDTP, cụ thể cưỡng dâm là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể như: ngón tay, ngón chân, lưỡi… hay dùng dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

+ Thứ nhất, đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

+ Thứ hai, dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

Ảnh minh họa cưỡng dâm
Ảnh minh họa cưỡng dâm

Cưỡng dâm bị xử lý thế nào?

Tội cưỡng dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm nhiệm sự theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

  • Cưỡng dâm được xem là hành vi mà một người dùng mọi thủ đoạn khiến cho người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+Nhiều người cưỡng dâm một người;

+ Cưỡng dâm 02 lần trở lên;

+ Cưỡng dâm 02 người trở lên;

+ Có tính chất loạn luân;

+ Làm nạn nhân có thai;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

+ Tái phạm nguy hiểm.

  • Bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Đối với hành vi cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì áp dụng mức phạt theo Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: 

  • Người nào thực hiện hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu thuộc một trong các hành vi:

+ Có tính chất loạn luân;

+ Làm nạn nhân có thai;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

  • Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu thuộc một trong các hành vi:

+ Nhiều người cưỡng dâm một người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp loại trừ xử lý hình sự quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, cụ thể:

Không xử lý hình sự đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi  nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, không xử lý hình sự đối với người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục. Ví dụ như cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…thì không được xem là tội dâm ô.

Thứ hai, không xử lý hình sự đối với người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn mà có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục. Ví dụ như bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước… thì không được xem là tội dâm ô.

Xem thêm: Hành vi bịa đặt loan truyền thông tin sai sự thật

Xử lý tội cưỡng dâm
Xử lý tội cưỡng dâm

Hình phạt đối với tội cưỡng dâm quy định như thế nào?

Tội cưỡng dâm được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự theo 3 khung hình phạt chính:

  • Khung hình phạt 1: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi thuộc khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Khung hình phạt thứ 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với hành vi thuộc khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Khung hình phạt thứ 3: phạt tù từ 10 năm đến 18 năm đối với hành vi thuộc khoản 3 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tìm hiểu chi tiết: Tội tổ chức cá độ bóng đá mùa WORLDCUP 2022 xử lý ra sao?

Các dấu hiệu tội cưỡng dâm là gì?

– Về phía người phạm tội

+ Có hành vi giao cấu với người khác bằng cách dùng mọi thủ đoạn như dụ dỗ, đe dọa, mua chuộc, lừa gạt… bằng lời nói, bằng vật chất hay bằng bất cứ lợi ích nào đó để đạt được mục đích giao cấu với người bị hại hoặc lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình.

+ Hành vi của người phạm tội xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và sức khỏe của người khác.

+ Đối với tội cưỡng dâm, người thực hiện bao gồm cả nam và nữ, tuy nhiên trên thực tế xét xử thì người phạm tội là nữ giới rất ít và chủ yếu vẫn là nam.

+ Đối với tội cưỡng dâm, hành vi giao cấu với nạn nhân không chỉ là dấu hiệu bắt buộc (dấu hiệu cần và đủ). Nếu các dấu hiệu khác đã thoả mãn nhưng chưa có việc giao cấu xảy ra, thì chưa cấu thành tội phạm. Vì vậy đối với tội cưỡng dâm, không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.  

– Về phía người bị hại

  • Là người có mối quan hệ bị lệ thuộc vào đối tượng phạm tội. Lệ thuộc được xem là lệ thuộc về mặt vật chất; công việc; quan hệ xã hội; quan hệ gia đình…Ví dụ như giữa giáo viên với học sinh được xem là lệ thuộc về quan hệ xã hội; giữa thủ trưởng với nhân viên thuộc quyền được xem là lệ thuộc về mặt công việc; giữa các anh, chị, em cùng cha khác mẹ được xem là lệ thuộc về quan hệ gia đình… Sự lệ thuộc ở đây phải là sự thực, tức người phạm tội phải có uy thế đối với người bị hại. 
  • Người bị hại trong vụ án cưỡng dâm cũng có thể là nam giới, nhưng chủ yếu là nữ giới. Thực tế trong các vụ xét xử, đa phần người bị hại là nữ giới. Nhưng dù người bị hại là nam hay nữ thì họ phải là người lệ thuộc vào người phạm tội, nếu không phải là người bị lệ thuộc thì cũng phải là người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
  • Người ở trong tình trạng quẫn bách là người đang trong trạng thái rối loạn, bế tắc  tuy không có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội, nhưng do nhiều nguyên nhân họ rơi vào trong tình trạng quẫn bách, không còn tỉnh táo, sáng suốt mà phải miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội. Dù thuộc trường hợp nào, là người bị lệ thuộc vào người phạm tội hay người ở trong tình trạng quẫn bách thì việc họ giao cấu với người phạm tội là do miễn cưỡng. Để xác định người bị hại có miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội hay không cần phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, mối quan hệ lệ thuộc giữa người bị hại với người phạm tội, tình trạng quẫn bách của người bị hại và hoàn cảnh lúc xảy ra việc giao cấu.

Tìm hiểu thông tin: Dâm ô trẻ em là gì? Quy định của pháp luật về tội dâm ô trẻ em

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710