Trong cuộc sống hàng ngày, hành vi trái pháp luật của chủ thể dẫn đến việc gây thiệt hại làm phát sinh tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vậy chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015); Nghị quyết 03/2006-NQ/HĐTP (NQ 03/2006); Nghị quyết 02/2022-NQ/HĐTP (NQ 02/2022).
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây viết tắt là TN BTTHNHĐ) là một loại trách nhiệm pháp lý, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, xâm hại tới các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của thể thể khác, buộc người này phải gánh chịu một hậu quả bất lợi do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Xem thêm: Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa như thế nào?
2. Ý nghĩa của việc BTTHNHĐ
- Hướng đến mục đích phục hồi tài sản (nhưng không hoàn toàn);
- Giáo dục ý thức của công dân;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể;
- Phòng ngừa các hành vi vi phạm;
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội và kinh tế của đất nước.
3. Hậu quả của việc BTTHNHĐ
Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo quy định tại Điều 585 BLDS 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
5. Năng lực chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Tại Điều 586 BLDS 2015 được quy định như sau:
- Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại;
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
2. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Căn cứ theo Điều 587 BLDS 2015:
- Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người;
- Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.Căn cứ làm phát sinh TN BTTHNHĐ
Căn cứ theo Điều 584 BLDS 2015, quy định:
1. Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
Ví dụ:
– Ông A đốt căn nhà thuộc quyền sở hữu của bà B, khiến cho căn nhà bị xấu đi, bị hư hỏng nặng nề.
– Xúc phạm, sử dụng hình ảnh để bôi nhọ, nhằm làm giảm uy tín và ảnh hưởng trực tiếp đến người có hình ảnh đó, khiến họ mất đi thu nhập thực tế hoặc bị mất uy tín trong môi trường họ làm việc hoặc môi trường họ đang sinh sống.
Vậy thiệt hại ở đây là sự thay đổi theo chiều xấu đi của tài sản và giá trị nhân thân do pháp luật bảo vệ.
2. Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động
Ví dụ: A đốt nhà B, rõ ràng A đã gây thiệt hại cho căn nhà của B và có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tài sản của B, cụ thể là hành vi trái pháp luật ở dạng hành động.
Hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động
Là sự thụ động hoặc không giúp đỡ ai đó khi có nguy cơ hoặc trong tình huống khẩn cấp.
Ví dụ: Nếu một người chứng kiến một vụ tai nạn giao thông và không cấp cứu hoặc thông báo cho cơ quan chức năng, họ có thể bị coi là có hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động nếu pháp luật yêu cầu họ thực hiện những điều này.
Hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động đôi khi có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong những tình huống cần sự can thiệp kịp thời.
Yếu tố lỗi trong trường hợp này là quan trọng để xác định hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm việc xác định xem người đó có nhiệm vụ hoặc khả năng can thiệp trong tình huống đó, và họ đã không thực hiện điều đó một cách cố ý và vi phạm quy định của pháp luật.
Những hành vi gây thiệt hại nhưng không bị coi là hành vi trái pháp luật
- Hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng;
- Hành vi gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Gây thiệt hại có sự đồng ý hợp pháp của người bị thiệt hại;
- Gây thiệt hại khi thi hành công vụ hoặc thực hiện chức trách nghề nghiệp;
- Những trường hợp khác do pháp luật quy định.
3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Theo NQ 03/2006, quan hệ nhân quả được thể hiện ở yếu tố “thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật, và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây thiệt hại”.
Để xác định mối quan hệ nhân quả, cần phải có các chứng cứ và bằng chứng cụ thể để liên kết hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Điều này có thể bao gồm sự ghi chép, chứng cứ về hành vi vi phạm, chứng cứ về thiệt hại thực tế, và bất kỳ thông tin nào liên quan đến quyền lợi của người bị hại.
Nói tóm lại, khi đã tồn tại một nguyên nhân và đã tồn tại một kết quả thì chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp đó.
4. Yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ
Sự xác định về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quan trọng để xác định trách nhiệm của người vi phạm và quyết định mức độ bồi thường cho người bị hại. Nếu có yếu tố lỗi, người vi phạm thường sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra.
Lỗi bao gồm 02 loại:
Lỗi cố ý: là một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý: là trường hợp một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, không đủ sự quan tâm đến thiệt hại có thể xảy đến; hoặc trong trường hợp họ phải biết hay có thể biết trước được thiệt hại có thể xảy ra, nhưng lại cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc thiệt hại có thể ngăn chặn được.
Trong trường hợp này, người gây hại vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng hình phạt thường nhẹ hơn so với trường hợp có lỗi cố ý.
Lỗi bao gồm 02 yếu tố:
Yếu tố ý chí: thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại) của người gây thiệt hại, mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra.
Yếu tố lý trí: là khả năng và mức độ nhận thức của người gây thiệt hại đối với hành vi và thiệt hại mà mình gây ra.
Tìm hiểu thêm
6. Các loại thiệt hại ngoài hợp đồng và cách xác định
1. Thiệt hại vật chất bao gồm các chi phí phải bồi thường khi tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
Cơ sở pháp lý: Điều 589; Khoản 1 Điều 590; Khoản 1 Điều 591 và Khoản 1 Điều 592 BLDS 2015.
2. Tổn thất về tinh thần
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân theo:
- Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 590; Khoản 2 Điều 591 và Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân: Một pháp nhân kinh doanh khi bị các hành vi kinh doanh không lành mạnh của chủ thể khác bôi nhọ về uy tín của doanh nghiệp đó, bôi nhọ những người lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh.
- Theo Nghị quyết 03/2006-NQ/HĐTP thì đây được xem là thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân. Do đó, pháp nhân cũng được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần.
6.1. Cách xác định TN BTTHNHĐ
Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái với luật định
Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Ngoài ra còn có các cách xác định sau:
+ Tư vấn với luật sư: Trong những trường hợp phức tạp hoặc khi bạn cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, liên hệ với một luật sư có kinh nghiệm về TN BTTHNHĐ là cần thiết. Luật sư có thể giúp bạn xác định loại thiệt hại và quyết định cách tiếp cận tranh chấp. Liên hệ luật sư tư vấn qua chat box tại website này hoặc gọi trực tiếp qua số điện thoại 1900633710.
+ Lập Hồ Sơ yêu cầu bồi thường: Dựa trên các loại thiệt hại bạn xác định được, bạn cần lập một hồ sơ yêu cầu bồi thường chi tiết và rõ ràng. Hồ sơ này nên bao gồm mô tả về sự vi phạm, các loại thiệt hại, và các bằng chứng hỗ trợ.
+ Nắm vững các quy định pháp luật liên quan: Hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến TN BTTHNHĐ và cách chúng áp dụng trong trường hợp của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn cần đưa vụ việc ra Tòa án hoặc làm thủ tục yêu cầu bồi thường.
+ Tìm đường giải quyết tranh chấp: Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán với người gây thiệt hại hoặc bên bảo hiểm của họ trước khi đưa ra Tòa án. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, bạn có thể đưa ra Tòa án để giải quyết.
Lưu ý: Việc xác định và đánh giá thiệt hại ngoài hợp đồng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên nhẫn. Sự hỗ trợ từ một luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể giúp bạn đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ một cách tốt nhất.
6.2. Một số trường hợp thường gặp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
1. Tai nạn giao thông: Một trong những trường hợp phổ biến nhất là khi có một tai nạn giao thông và một người hoặc một bên gây ra tai nạn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại, bao gồm cả thiệt hại về mặt tài sản, sức khỏe, tính mạng và tinh thần.
2. Trách nhiệm của chủ sở hữu: Nếu một người sở hữu tài sản (như một con chó hoặc một mảnh đất) không kiểm soát tốt và hành vi của tài sản này gây ra thiệt hại cho người khác, người sở hữu có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
3. Thiệt hại do sản phẩm: Nếu một sản phẩm bị lỗi hoặc không đảm bảo an toàn và gây ra thiệt hại cho người dùng cuối, người sản xuất hoặc phân phối sản phẩm có thể phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
4. Thiệt hại do hành vi bất cẩn trong môi trường làm việc: Trong môi trường làm việc, nếu một cá nhân hoặc tổ chức không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và hành vi bất cẩn gây ra tai nạn lao động.
5. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường: Nếu một tổ chức hoặc công ty gây ô nhiễm môi trường và gây ra thiệt hại cho cộng đồng hoặc các bên liên quan, họ có thể phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về môi trường.
6. Hành vi vi phạm pháp luật khác: ví dụ như hành vi trộm cắp, gian lận, hoặc hành vi tạo ra môi trường làm việc không an toàn dẫn đến tai nạn lao động; hành vi bôi nhọ, quấy rối, hoặc hành động phá hoại. Họ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho thiệt hại mà họ gây ra.
Trên đây là bài viết tham khảo về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu quý độc giả cần sự hỗ trợ hoặc tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ quý vị một cách tốt nhất!