zalo-icon
phone-icon

Bồi thường thiệt hại khi người lao động gây thiệt hại

Bồi thường thiệt hại khi người lao động gây thiệt hại trong lĩnh vực lao động như thế nào ? Căn cứ để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào theo quy định.

Bồi thường thiệt hại khi người lao động gây thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trong trọng Bộ luật Dân sự, đây là loại quan hệ pháp luật xảy ra rất phổ biến. Bồi thường thiệt hại được chia làm 02 loại: bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Để một cá nhân, tổ chức phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải đầy đủ 03 điều kiện: có thiệt hại; do hành vi trái pháp luật gây ra; có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra. Trong một số trường hợp cụ thể, có xét đến yếu tố lỗi. Vì đây là chế định rất phổ biến, nên việc nó cũng tồn tại trong quan hệ lao động là điều tất yếu. Vậy khi người lao đông gây ra thiệt hại, pháp luật quy định thế nào về vấn đề bồi thường thiệt hại?

Các trường hợp người lao động gây thiệt hại phải bồi thường:

Quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động như sau:

  • Trường hợp làm như hỏng dụng cụ, thiết bị hay có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo luật định hoặc theo nội quy lao động của người sử dụng lao động;
  • Trường hợp thiệt hại xảy ra không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng (do Chính phủ công bố áp dụng tại nơi người lao động làm việc) thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất 03 tháng tiền lương, bị khấu trừ hàng tháng vào lương theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019.
  • Trường hợp làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động/tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tự quá mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo nội quy lao động hoặc thời giá thị trường; Nếu do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm, sự kiện khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp vấn đề khi người lao động trực ca đêm 

Cách thức xử lý bồi thường thiệt hại:

Mức bồi thường thiệt hại được xem xét, quyết định phải căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế, lỗi, hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân, tài sản của người lao động.

Trình tự, thủ tục, thời hiện xử lý việc bồi thường thiệt hại được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể tại Điều 71 như sau:

Khi phát hiện người lao động có hành vi gây thiệt hại thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.

Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại:

  • Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp: các thành phần theo luật định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm về việc họ nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải: nêu rõ thời gian, địa điểm họp; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm;
  • Khi nhận được thông báo họp, các thành phần tham dự phải xác nhận dự họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể dự họp theo thư mời thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức họp; trường hợp không thể thỏa thuận thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
  • Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, trường hợp có thành phần phải dự họp không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành cuộc họp.

Nội dung cuộc họp phải được lập thành văn bản, được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự, nếu có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản ghi rõ họ tên và lý do không ký (nếu có) vào biên bản.

Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định này phải nêu rõ mức thiệt hại, nguyên nhân, mức bồi thường, thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và gửi đến các thành phần phải dự họp.

Các trường hợp thiệt hại khác được xử lý, thực hiện theo quy định Bộ luật Dân sự.

Tham khảo thêm: Trừ lương của người lao động khi vi phạm lỗi nhỏ đúng không? – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công 

Công ty có được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động gây thiệt hại hay không?

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc vào các trường hợp được liệt kê tại quy định này. Như vậy, khi người lao động gây thiệt hại, người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động lấy việc người lao động gây thiệt hại làm căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động đã làm trái quy định pháp luật. Người lao động có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Liên hệ ngay Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động để được tư vấn miễn phí

Trên đây, là ý kiến tư vấn của Luật Thành Công đối với yêu cầu pháp lý của các bạn gửi đến chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến quyền lợi của người lao động hãy liên hệ hotline 1900.633.710 để được hỗ trợ tư vấn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710