Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước là tình trạng bán khống chứng khoán của các nhà đầu tư. Vậy bán khống chứng khoán là gì? mục đích của việc bán khống chứng khoán ra sao? và việc bán khống chứng khoán có được luật pháp công nhận? đang là những từ khóa thuộc hot search những ngày vừa qua, sau đây các bạn hãy cùng Hãng Luật Quốc tế Thành Công tìm câu trả lời nhé.
Bán khống là gì?
Bán khống có tên tiếng anh là short selling. Hiện nay bán khống được xem là một chiến lược giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao từ việc giá chứng khoán giảm.
Bán khống chứng khoán là gì?
Bán khống chứng khoán là hoạt động giao dịch nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại chứng khoán. Trong đó mã cổ phiếu được giao dịch không do đối tượng bán thực sự sở hữu, mà do người bán cổ phiếu vay mượn từ nhà đầu tư khác, sau đó bán lại.
Thông thường, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng rằng tương lai giá chứng khoán này sẽ giảm, để họ có thể mua lại những mã cổ phiếu này với giá thấp hơn giá trị thực. Từ đó, người bán sẽ hưởng lợi từ chênh lệch giá mua và bán.
Ví dụ 1: Nhà đầu tư A vay 1.000 cổ phiếu P, sau đó bán trên thị trường chứng khoán với giá 110.000 đồng/cp, nhận về 110 triệu đồng. Nếu trong tương lai giá cổ phiếu P giảm 10.000 đồng/cp, A sẽ mua lại với mức giá 100.000 đồng/cp và trả lại cho bên vay. Khi đó, A sẽ hưởng lợi chênh lệch từ giá mua và giá bán là: 10.000 đồng x 1.000 = 10.000.000 đồng.
Bán khống chứng khoán tại thị trường Việt Nam?
Hiện nay hiện tượng bán khống chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam xuất hiện ngày một nhiều. Tuy nhiên vì chưa được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cho phép nên hoạt động này chưa được các nhà đầu tư tiến hành một cách công khai.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, việc bán khống cổ phiếu được thực hiện như sau:
- Nhà đầu tư chuẩn bị tài khoản ký quỹ, có tiền mặt hoặc vốn cổ phần trong tài khoản ký quỹ đó để làm tài sản thế chấp.
Bởi nhà đầu tư sẽ phải trả lãi cho những cổ phiếu mình đã vay và đảm bảo duy trì các yêu cầu về ký quỹ trong suốt thời gian giữ cổ phiếu đó. Do vậy cần đảm bảo rằng họ đủ số vốn duy trì được vị thế bán (ít nhất 25% theo quy định của từng công ty chứng khoán).
- Khi giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư đóng vị thế bán bằng cách mua số lượng cổ phiếu đã vay với giá thấp hơn, sau đó hoàn trả lại cho công ty chứng khoán.
Lưu ý: Để đảm bảo việc thu được lợi nhuận, nhà đầu tư buộc phải cân nhắc cả số tiền lãi suất, hoa hồng và phí phải trả.
Bán khống có được luật pháp công nhận không?
Bán khống chứng khoán có được xem là đầu cơ? có được luật pháp công nhận?
Trên thực tế bán khống cổ phiếu có cách thực hiện gần tương tự như hành vi đầu cơ, có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến thị trường cũng như tâm lý của những nhà đầu tư khác, theo đó những nhà đầu tư chân chính sẽ cảm thấy không công bằng, vì họ chỉ có thể kiếm lời từ sự tăng giá của cổ phiếu. Do vậy hiện nay, Ủy ban cổ phiếu nhà nước ta vẫn chưa công nhận hoạt động bán khống diễn ra trên thị trường cổ phiếu cơ sở.
Tuy nhiên hiện nay đã có một số quốc gia trên thế giới công nhận hành vi bán khống cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu phái sinh như: Mỹ, Nhật Bản…
Tham khảo thêm: Con dấu hộ kinh doanh cá thể có cần thiết không?
Lợi ích từ việc bán khống chứng khoán
Mặc dù bán khống cổ phiếu được xem là hành vi “không đẹp”, nhưng không thể phủ nhận lợi ích mà nó mang lại, tiêu biểu nhất là khả năng mang lại lợi nhuận tốt và hạn chế rủi ro.
Thay vì chỉ có thể nhìn danh mục cổ phiếu của mình giảm đi liên tục thì khi bán khống cổ phiếu nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bán 10 hợp đồng tương lai với chỉ số và giá nhất định để thu lợi và hạn chế rủi ro
Ví dụ 2: Tiếp nối ví dụ 1, ta thấy nhà đầu tư A chỉ cần dùng 100 triệu đồng đã có thể mua lại được 1.000 cổ phiếu P. Theo đó, nhà đầu tư A dã thu được 10 triệu đồng khi thực hiện hành vi bán khống.
Xem thêm: CE trong chứng khoán là gì? Cách tính CE trong chứng khoán
Rủi ro khi giao dịch bán khống?
Theo thống kê phản hồi của một số nhà đầu tư, thì việc lỗ do bán khống có thể tăng vô hạn nếu giá của mã cổ phiếu tăng vô hạn. Do vậy người bán cần có biện pháp và chiến lược cắt lỗ, hạn chế rủi ro từ hoạt động bán khống khi quyết định bán khống cổ phiếu bất ký.
Ví dụ 3: Tuy nhiên khi cổ phiếu P tăng 10.000 đồng/cp, nhà đầu tư A sẽ phải mua lại số cổ phiếu trên với giá 120 triệu đồng, tức là lỗ 10 triệu đồng. Trường hợp cổ phiếu P tăng nhanh và nhiều thì số tiền lỗ của nhà đầu tư A sẽ càng lớn.
Ngoài ra khi bán khống cổ phiếu nhà đầu tư còn có thể gặp những trở ngại như phải chịu các khoản lãi cho tài khoản ký quỹ do chờ bán khống chứng khoán, dễ xuất hiện những vụ thao túng cổ phiếu và gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Lời kết:
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến việc bán khống chứng khoán, mong có thể giúp những chứng sĩ bỏ túi thêm được nhiều điều hữu ích.