zalo-icon
phone-icon

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu

XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU

Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu, cá nhận hoặc tổ chức có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, khởi kiện ra Tòa án Dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Xử lý hành chính

Xử lý hành chính khi xâm phạm quyền sở hữu về thương hiệu bao gồm các hình thức xử phạt sau: phạt tiền; tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm; buộc thay đổi tên thương hiệu hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm về xâm phạm thương hiệu; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu mà có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu.

Căn cứ vào các Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi bán, trưng bày để bán; chào hàng; tàng trữ; vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, dịch vụ hoặc đặt hàng, thuê người thực hiện hành vi, giao việc cho người khác thực hiện các hành vi đó cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nêu trên đối với tem, bao bì, nhãn hoặc vật phẩm mang nhãn hiệu có số luợng dưới 500 đơn vị (bao gồm: cái, tờ, chiếc hoặc đơn vị tương đương);

+ Phạt tiền 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng: nếu có hành vi trên mà xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và giá trị hàng hóa, dịch vụ đến 3.000.000 đồng;

+ Phạt số tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng khi cá nhân, tổ chức vi phạm các hành vi nêu trên khi tem, nhãn, vật phẩm giả mạo nhãn hiệu có số lượng trên 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;

+ Phạt tiền 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu:

  • Có các hành vi vi phạm nêu trên và giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
  • Tem, vật phẩm, nhãn có nhãn hiệu giả mạo với số lượng trên 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;

+ Phạt tiền 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu:

  • Có các hành vi vi phạm nêu trên xâm phạm quyền về nhãn hiệu, tên thương mại và mức giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  • Có các hành vi trên để giả mạo thương hiệu của doanh nghiệp và giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 5.000.000 đồng;

+ Áp dụng khung hình phạt từ 8.000.000 đồng – 12.000.000 đồng khi có hành vi giả mạo nhãn hiệu trong đó hàng hóa vi phạm có giá trị trong khung từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trên xâm phạm quyền nhãn hiệu, tên thương mại mà giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền 12.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm nêu trên giả mạo nhãn hiệu, đồng thời giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền có giá trị từ 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu mà giá trị của hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 35.000.000 đồng khi hành vi giả mạo nhãn hiệu và khi hàng hóa vi phạm có giá trị được định giá từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng.

Xem thêm:

Tư Vấn Pháp Luật Ngân hàng – Chứng khoán – Bảo hiểm 

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty con

Về dân sự

Khi cá nhân, tổ chức có thương hiệu được bảo hộ và bị xâm phạm bởi các hành vi của các cá nhân, tổ chức khác thì có thể lựa chọn phương thức dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình, cụ thể như sau:

+ Thỏa thuận với người, tổ chức vi phạm về vấn đề chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, không đưa ra thị trường, tàng trữ, lưu giữ, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có);

+ Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm cư trú để yêu cầu họ thực hiện một số nghĩa vụ như: bồi thường thiệt hại; tiêu hủy, cải chính các sản phẩm, thông tin, hàng hóa xâm phạm; buộc chấm dứt các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác.

Tham khảo thêm: Người lao động nghỉ ngang thì bị xử lý như thế nào? – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công 

Xử lý hình sự

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi vi phạm thì sẽ xác định xem có đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu có thì cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu của mình.

Ngoài các biện pháp về hành chính, dân sự, hình sự thì cá nhân, tổ chức có thương hiệu bị xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết của Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu về trí tuệ của thương hiệu.

Như vậy, khi cá nhân, tổ chức có thương hiệu được rộng rãi mọi người thừa nhận hay được pháp luật của Việt Nam hay quốc tế thừa nhận thì kèm theo đó sẽ được đảm bảo các quyền lợi để tránh cá nhân, tổ chức khác xâm phạm. Đối với các hình thức xử lý vi phạm nêu trên chính là một trong những biện pháp răn đe, một trong những chế tài xử lý để răn đe mọi người, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức có thương hiệu và đảm bảo một môi trường kinh doanh thương mại, cạnh tranh lành mạnh, công bằng cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Tìm hiểu ngay: Đăng Ký Nhãn Hiệu Thương Hiệu Độc Quyền

NẾU BẠN CHƯA RÕ HOẶC CÒN VƯỚNG MẮC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 0931 060 668 – 0963 766 477 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710