zalo-icon
phone-icon
20/02/2023 Hồ Đặng Lâu

Văn bản quy phạm pháp luật mới

Rate this post

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI LÀ GÌ?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục của luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự khuôn mẫu của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn tiến hành xác lập.

Như vậy, từ định nghĩa trên Văn bản quy phạm pháp luật mới được hiểu là các văn bản mới được ban hành thay thế cho các văn bản cũ đã hết hiệu lực hoặc ban hành mới các lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh.

Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật

 

ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:

– Được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền;

– Nội dung của văn bản pháp luật là ý chí tiên quyết của Nhà nước;

– Được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định ban hành;

– Được trình bày theo hình thức do pháp luật quy định;

– Luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.

PHÂN LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Văn bản quy phạm pháp luật có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại:

– Tiêu chí về chủ thể ban hành:

Văn bản quy phạm pháp luật được chia thành văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, hành pháp và cơ quan tư pháp.

– Tiêu chí về hiệu lực pháp lý:

Văn bản quy phạm pháp luật được chia 02 thành văn bản: Luật và văn bản dưới luật.

– Tiêu chí về tính chất pháp lý:

Văn bản quy phạm pháp luật được chia thành nhiều loại văn bản được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Tùy thuộc vào thẩm quyền ra văn bản, lĩnh vực văn bản mà được phân chia thành từng loại khác nhau.

 

phân loại văn bản quy phạm pháp luật
Phân loại văn bản quy phạm pháp luật

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH BỞI CHỦ THỂ NÀO?

Cơ quan nhà nước

Trong quá trình thực hiện chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ mà pháp luật quy định, do đó các cơ quan nhà nước thường xuyên ban hành văn bản pháp luật để giải quyết những việc phát sinh như ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản; ổn định các tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự trong nội bộ; giải quyết những công việc về nghiệp vụ, chuyên môn… Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều là những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, có thể kể đến như: Quốc hội (QH), Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ (CP), Chủ tịch nước (CTN), Toà án nhân dân (TAND), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND)…

Mặt khác, pháp luật còn quy định một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với cơ quan nhà nước hoặc với Đoàn Chủ tịch ủy ban TWMTTQ Việt Nam để ban hành văn bản pháp luật liên tịch.

Cá nhân có thẩm quyền

Văn bản pháp luật không chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn do những cá nhân được Nhà nước trao thẩm quyền ban hành. Nhóm cá nhân có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật gồm một số thủ trưởng cơ quan nhà nước (TTCP, Chủ tịch UBND…); công chức viên khi thi hành công vụ (nhân viên thuế, nhân viên kiểm lâm, thanh tra viên chuyên ngành, cảnh sát, bộ đội biên phòng…) và người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

goingay
0963.766.477
goingay
1900 633 710