zalo-icon
phone-icon

Trách nhiệm pháp lý trong luật – Định nghĩa và ý nghĩa

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải chịu do vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ)…Trong bài viết này, Luật Thành Công sẽ phân tích vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa trách nhiệm pháp lý là gì?

Định nghĩa trách nhiệm pháp lý chính là hậu quả bất lợi do pháp luật quy định cho chủ thể pháp luật vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mình giám hộ, bảo lãnh). Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với nguyên tắc cưỡng chế nhà nước và việc áp dụng chế tài theo quy định của pháp luật 

Vai trò của trách nhiệm pháp lý trong hệ thống pháp luật

Trách nhiệm pháp lý chính là sự răn đe của Nhà nước tạo ra nhằm ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo các hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật trước pháp luật.

Xem thêm: Mức phạt khi sử dụng pháo trái phép ở Việt Nam

Các nguyên tắc cơ bản liên quan đến trách nhiệm pháp lý

Nguyên tắc trách nhiệm dân sự: Các bên trong giao dịch dân sự phải thực hiện đúng và nghiêm chỉnh nghĩa vụ dân sự của mình và chịu trách về việc thực hiện hay không thực hiện đúng, trường hợp không thực hiện sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật.

Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý hành chính: là trách nhiệm phải tuân thủ và thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ được quy định bởi pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lý hành chính sẽ bao gồm các biện pháp xử lý vi phạm như các như khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc, và những biện pháp tương tự khác.

Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm: là một người phạm tội về hình sự và bắt buộc chịu sự trừng phạt thích đáng theo pháp luật hình sự của Nhà nước quy định. Việc xử phạt những người thực hiện hành vi phạm tội là 1 cách để phòng ngừa, răn đe và bảo vệ an ninh đất nước và bảo vệ an toàn cho người dân trong xã hội.

Tham khảo thêm: Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?

Trách nhiệm của dân sự và hình phạt pháp lý

Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm của một người đã phạm tội về hình sự và phải chịu sự trừng phạt thích đáng theo quy định của Nhà nước.

Việc xử phạt những kẻ có tội là một cách để phòng ngừa tội phạm, giúp bảo vệ an ninh đất nước và bảo vệ an toàn cho người dân.

Trách nhiệm pháp lý cá nhân

Với cá nhân thì năng lực trách nhiệm pháp lý được pháp luật Nhà nước quy định rằng: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành đã gây ra; với người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự do những tội phạm nghiêm trọng mà cố ý, chịu trách nhiệm hành chính vì cố ý vi phạm hành chính

Trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp

Xử phạt các tội phạm là một cách để ngăn chặn tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ sự an toàn của cộng đồng. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, được quy định trong Điều 87 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự khi thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do người đại diện pháp nhân xác lập, thực hiện trên danh nghĩa pháp nhân. Đồng thời pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm dân sự nếu sáng lập viên hoặc đại diện xác lập, thực hiện để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. ( trừ trường hợp có thỏa thuận theo Luật khác quy đinh)

– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý dân sự bằng tài sản của mình;

– Không chịu trách nhiệm pháp lý thay cho người của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhân xác lập thực hiện giao dịch nhưng không nhân danh của doanh nghiệp ( trừ trường hợp luật định)

Xem thêm: Tội phạm là gì? Phân biệt các loại tội phạm hiện nay

Phân biệt giữa trách nhiệm pháp lý dân sự và hình sự

SO SÁNH

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Chủ thể

Các chủ thể trong trách nhiệm hình sự là Nhà nước đối với người phạm tội.

Các chủ thể trong trách nhiệm dân sự là bình đẳng trước pháp luật.

Tính nguy hiểm 

Tính nguy hiểm cao

Tính nguy hiểm thấp

Căn cứ phát sinh trách nhiệm pháp lý

Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Bên có nghĩa vụ vi phạm thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền 

Căn cứ hình thành trách nhiệm pháp lý

Dựa trên quyền lực, lập pháp của Nhà nước đối với người phạm tội, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích an toàn cho xã hội, ngăn ngừa tội phạm, ổn định trật tự xã hội

Hình thành trên các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi ích cho bản thân của các bên.

Hậu quả pháp lý 

Hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự.

Là tài sản, công việc phải làm.

Trách nhiệm thực hiê

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thực hiện

Có thể chuyển giao trách nhiệm thực hiện

Trách nhiệm pháp lý dân sự

Trách nhiệm pháp lý dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản áp dụng đối với người không thực hiện, không thực hiện đầy đủ và không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong giao dịch dân sự, trách nhiệm pháp lý dân sự được thực thi nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người có quyền trong giao dịch dân sự. Trách nhiệm dân sự sẽ bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, bắt buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. 

Trách nhiệm pháp lý hình sự

Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm của 1 người đã phạm tội về hình sự và phải chịu sự trừng phạt thỏa đáng theo quy định của Nhà nước. Việc xử phạt những kẻ có tội là 1 cách để phòng ngừa tội phạm, giúp bảo vệ an ninh đất nước và bảo vệ an toàn cho người dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710