zalo-icon
phone-icon

Tiết lộ bí mật kinh doanh có thể bị phạt tới 300 triệu đồng

Văn phòng Luật Thành Công xin tiết lộ bí mật kinh doanh để quý khách nắm cụ thể và rõ ràng hơn. Nếu không có thể bị phạt đến 300 triệu đồng. Đây là một trong những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 75/2019 được Chính phủ ban hành ngày 26/9/2019 vừa qua.

Hình ảnh sologan bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là gì?

Đó là thông tin kết quả thu được từ trí tuệ, tài chính, kỹ thuật, thương mại chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp pháp để có được bí mật kinh doanh và thực hiện quyền bảo mật đó.

Trong kinh doanh, chủ sở hữu bí mật là cá nhân hoặc tổ chức. Bí mật mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong thời gian thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc của bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tìm hiểu thêm: Đăng Ký Nhãn Hiệu Thương Hiệu Độc Quyền

Có cần đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh không?

Câu trả lời là Không. Do quyền  sở hữu đối với bí mật kinh doanh được xác lập dựa trên cơ sở bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và được thực hiện bảo mật bí mật. Nên quyền sở hữu bí mật trong kinh doanh được xác lập mà không cần đăng ký bảo hộ kinh doanh ở các cơ quan có thẩm quyền.

Vì không đăng ký nên doanh nghiệp không cần công khai về thông tin về bí mật, giúp cho doanh nghiệp yên tâm hơn về việc giữ bí mật của mình.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn bảo hộ bí mật trong kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ cần đăng ký dưới hình thức sáng chế do chưa có quy định nào cho việc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh.

Các điều kiện để xác định bí mật kinh doanh

Xác định bí mật kinh doanh được bảo hộ và không được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất: Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được

Tức là điều kiện về tính sáng tạo của bí mật kinh doanh. Những thông tin, trí thức được bảo hộ trong bí mật kinh doanh là những thành quả của việc đầu từ trí tuệ và tài chính của chủ thể kinh doanh.

Thứ hai: Có tính bảo mật

Điều kiện này là các chủ thể trong bí mật kinh doanh bảo mật bằng việc giữ cho bí mật đó không lộ ra bên ngoài hoặc người khác không dễ dàng tiếp cận. Tất cả mọi thông tin quan trọng đều được giữ kín và người trực tiếp sử dụng thông tin đó cũng phải có trách nhiệm giữ bí mật.

Thứ ba: Có giá trị thương mại

Những thông tin, trí thức được bảo hộ là bí mật kinh doanh nếu như người nắm giữ bí mật đó có lợi thế hơn so với những người không nắm giữ. Để có được bí mật kinh doanh, các nhà đầu tư kinh doanh phải đầu tư tiền, công sức để thu nhập, bảo vệ bí mật đó. Đổi lại, bí mật kinh doanh sẽ tạp ra giá trị kinh tế độc lập cho người nắm giữ bí mật đó.

Tiết lộ bí mật kinh doanh

Tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý như thế nào?

bi mat kinh doanh

Nếu bí mật kinh doanh bị tiết lộ, tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý bằng các hình thức, phạt cảnh cáo hay phạt tiền với mức phạt tối đa là 15.000.000đ ( đối với cá nhân) và 30.000.000đ đối với tổ chức.

Các cá nhân vi phạm quyền bí mật trong kinh doanh có yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: Luật thương mại mới nhất

Những hành vi nào xâm phạm quyền bí mật kinh doanh

Hành vi xâm phạm quyền bí mật kinh doanh là:

  • Tiếp nhận, thu nhập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp của người kiểm soát bí mật đó.
  • Tự ý sử dụng bí mật kinh doanh mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu bí mật.
  • Lừa gạt, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người bảo mật thông tin để thu nhập, lấy cắp bí mật kinh doanh.
  • Thu nhập, tiếp cận thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710