zalo-icon
phone-icon

Lạm phát là gì? Những quy định của pháp luật nhằm giảm lạm phát

Lạm phát là một hiện tượng của nền kinh tế toàn cầu. Tùy thuộc vào nền kinh tế mà lạm phát có tác động tích cực hoặc tiêu cực khác nhau. Nhìn chung, lạm phát vẫn ra nhiều hạn chế do sự thay đổi mà nó mang lại. Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về lạm phát là gì? Các loại lạm phát, cũng như ảnh hưởng mà nó mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.

Lạm phát là gì? Những ví dụ cụ thể về lạm phát

Lạm phát, trong tiếng Anh gọi là “Inflation,” là hiện tượng tăng liên tục của giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, đồng thời đi kèm với việc mất giá trị của một loại tiền tệ trong kết cấu kinh tế quốc gia. Khi mức giá chung tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ không mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ như trước đây. Do đó, lạm phát thể hiện sự suy giảm sức mua của đơn vị tiền tệ đó.

Lạm phát cũng có thể đồng thời là sự suy giảm giá trị của tiền tệ quốc gia so với một loại tiền tệ của một quốc gia khác. Chỉ số lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của đơn vị tiền tệ đó đến mức cần phải có thêm hai hoặc ba đơn vị tiền nữa để có thể mua được cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ như trước.

Xem thêm: Quy định về đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?

Pháp luật có những quy định thế nào về lạm phát?

Hiện tại ở các văn bản pháp luật, lạm phát được đề cập đến tại Điều số 3 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. Theo luật định, chỉ tiêu lạm phát là một trong những biểu hiện của quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền bên cạnh quyết định sử dụng các công vụ và biện pháp để thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định như sau:

  • Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và sau đó tiến hành tổ chức thực hiện;
  • Thứ hai: Chính phủ trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu lạm phát hằng năm;
  • Thứ ba: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;
  • Thứ tư: Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm cỡ quốc gia của cơ quan nhà nước, bao gồm việc quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, biểu hiện bằng các chỉ tiêu về lạm phát, các quyết định sử dụng các công cụ cũng như biện pháp để thực hiện mục tiêu được đề ra.

Ngoài ra, liên quan đến việc khống chế việc lạm phát xảy ra, Bộ Tài chính còn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, các cơ quan có liên quan để xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi đã được phân công để kiềm chế, hạn chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát nó trong nền kinh tế.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập công ty giáo dục – Thành công 100%

Lạm phát được phân thành bao nhiêu loại?

Hiện nay lạm phát dược phân chủ yếu thành 3 loại dựa vào mức độ của lạm phát, ba loại được thể hiện như sau:

Có 3 mức độ:

  • Mức độ đầu tiên: Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%

Về lạm phát tự nhiên: lạm phát này có tỷ lệ lạm phát từ 0 – 10%/năm. Ở mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn sẽ được diễn ra và hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và cũng như đời sống của người dân vẫn diễn ra một cách ổn định.

  • Mức độ thứ hai: Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%

Về lạm phát phi mã: lạm phát này có tỷ lệ lạm phát từ 10% – dưới 1000%/năm. Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng; giá trị đồng tiền cũng bị mất giá trầm trọng khiến cho thị trường tài chính bị đứt gãy, phá vỡ.

  • Mức độ thứ ba: Siêu lạm phát: trên 1000%

Về siêu lạm phát: lạm phát này là tình trạng lạm phát đặc biệt vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Khi xảy ra siêu lạm phát, nền kinh tế của quốc gia sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ và khó khôi phục lại tình hình kinh tế như tình trạng bình thường.

Vậy hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến gây nên tình trạng lạm phát của nền kinh tế nhưng có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như sau:

Lạm phát cầu kéo

Đây là một trong những nguyên nhân chính yếu nhất dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế trên thị trường. Theo đó, lạm phát xảy ra do cầu kéo có thể hiểu là tình trạng tăng giá của một mặt hàng nào đó và kéo theo đó là giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo.

Do đó, có thể hiểu đơn giản là lạm phát do cầu kéo là việc mất giá của đồng tiền khi mà nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các mặt hàng khác cũng tăng giá theo, gây nên biến động.

Khi mà chiến tranh giữa Nga Và Uraina nổ ra đã làm thiếu hụt về cung ứng xăng dầu, giá xăng tăng lên kéo theo giá của các dịch vụ vận chuyển tăng lên, giá các loại nhu yếu phẩm tăng, giá nông sản tăng.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi hàng hoá xuất khẩu xảy ra hiện tượng tăng dẫn đến lượng hàng hoá tiêu thụ của thị trường nhiều hơn số lượng hàng hoá cung cấp (tổng cầu > tổng cung). Và kéo theo đó, hàng hoá trong nội địa sẽ được thu gom để xuất khẩu khiến cho lượng hàng cung cấp cho thị trường trong nước giảm mạnh. Và đó cũng là khi mà giá cả của các hàng hoá bị giảm sút do bị thu gom cho xuất khẩu cũng tăng theo và xảy ra tình trạng lạm phát.

Như khi xuất khẩu hàng nông sản, cụ thể là cà phê tăng mạnh thì phần lớn lượng cà phê trong nước sẽ được cung cấp để xuất khẩu đi thị trường nước ngoài, do đó dẫn đến lượng cà phê dùng để bán trong nước trở nên khan hiếm, dẫn đến tình trạng giá bán tăng cao và xảy ra lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Bên cạnh lạm phát do xuất khẩu thì lạm phát do nhập khẩu cũng là một trong những lí do. Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới cũng tăng thì giá hàng hoá nhập khẩu cũng tăng. Và khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng theo. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ nghiễm nhiên hình thành lên lạm phát. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến lạm phát do nhập khẩu còn có thể do tỉ giá tăng,  giá mua hàng từ nước ngoài tăng hoặc kết hợp của cả hai yếu tố cùng tỉ giá đều tăng.

Hiện nay, có thể thấy rõ nguy cơ của lạm phát nhập khẩu là giá nhập tăng nhất là xăng dầu, sắt thép so với cùng kỳ năm trước. Từ đó giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến giá của các mặt hàng trong nước cũng tăng theo.

Lạm phát tiền tệ

Theo thường lệ, lạm phát tiền tệ xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn dẫn đến lượng tiền sẵn có nhiều và dẫn đến nhu cầu về hàng hoá dịch vụ tăng cao. Khi lượng tiền lưu hành trong nước tăng (do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước), khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra sẽ tăng thấp hơn lượng tiền đang lưu hành thì sẽ gây ra hiện tượng lạm phát tăng cao.

Lạm phát chi phí đẩy

Chi phí đầu vào (chi phí đẩy) để sản xuất bao gồm: giá nguyên liệu đầu vào, tiền lương trae cho công nhân viên, máy móc,… Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá của một hay một vài yếu tố đầu vào tăng thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Do đó dẫn đến giá thành của sản phẩm cuối cùng cũng sẽ tăng. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế nếu tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không quá hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó và buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Vì kinh doanh không hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho CNCNV, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và cũng từ đó xảy ra lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi nhu cầu thị trường giảm tiêu thụ một mặt hàng nào đó, và một mặt hàng khác lại tăng lên. Hoặc nếu thị trường có nhà cung cấp độc quyền, giá cả có xu hướng tính cứng nhắc như chỉ có thể tăng lên mà không thể giảm, ví như giá điện ở Việt Nam, thì mặt hàng này lượng cầu sẽ giảm nhưng vẫn sẽ không giảm giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát do cầu đã thay đổi.

Xem chi tiết thêm: Thủ tục thành lập công ty liên doanh chi tiết nhất 2022

Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế như thế nào?

Có thể thấy, lạm phát mang đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế. Từ đó, có thể kể đến các tác động ảnh hưởng như sau:

Ảnh hưởng đến sản xuất

Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất là rất lớn. Lạm phát làm nhiều mặt hàng đầu vào cho hoạt động sản xuất tăng giá dẫn đến giá cả cũng tăng. Song, những nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào lại thu được nhiều hơn là thiệt khi lạm phát xảy ra. Từ đó, sẽ có tình trạng cố tăng lượng dự trữ với mong muốn tăng giá bán ra dẫn đến việc tích trữ, dồn ép hàng hoá cũng tăng cao.

Ảnh hưởng đến việc làm và mức thu nhập

Lạm phát xảy ra, nhu cầu tiêu dùng cũng như chi phí sinh hoạt hằng ngày phải bỏ ra cao hơn. Kéo theo đó là tiền lương của người lao động cũng phải được tăng lên tương ứng. Nhưng thực tế cho thấy tiền lương của người dân chưa đuổi kịp tốc độ tăng giá của sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá. Do đó, nếu lạm phát kéo dài có thể dẫn đến hỗn loạn trong thị trường lao động, tạo ra khoảng cách khá lớn về mức thu nhập, mức sống của người có thu nhập cao- thấp trong xã hội.

Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Đây có lẽ là ảnh hưởng lớn nhất đến một quốc gia khi lam phát tăng cao. Lạm phát vừa và nhẹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát cũng là điều không thể tránh khỏi với bất kỳ 1 nền kinh tế nào. Tuy nhiên, nếu lạm phát quá cao sẽ dẫn đến bất ổn:

  • Chênh lệch cung, cầu trên thị trường
  • Phân hoá giàu, nghèo
  • Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng có thể bị cản trở thậm chí còn bị thụt lùi so với các nền kinh tế khác.

Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế như thế nào?
Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế như thế nào?

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thế nào?

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao diễn ra liên tục trong suốt mấy mươi năm qua, ảnh hưởng rất lớn đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và cả tâm lý của ngưòi dân tại Việt Nam.

Căn cứ theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát Việt Nam năm 2022 tăng 3,9%, sát với mức ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến là 3 yếu tố sau:

  • Lạm phát của chuỗi cung ứng: sản xuất trong nước còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.
  • Giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao: trong khi giá nguyên vật liệu, nhiêu liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm cuối cùng phải tăng đến 2,6%.
  • Tổng cầu trở nên tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn kiểm soát tốt mặt bằng giá chung.

Các biện pháp kiểm soát lạm phát

Giảm bớt lượng tiền

Một trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát là sự mất giá của đồng tiền. Do đó, nên ngừng việc phát hành tiền để giảm lượng tiền trong lưu thông. Đồng thời, nâng lãi suất tiền gửi, tái chiết khấu để thúc đẩy nhân dân gửi tiền vào ngân hàng hơn nữa.

Có thể đề xuất tăng tiền thuế tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân, tăng lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp ra thị trường nội địa. Ngân hàng trung ương nên áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại bên ngoài. Giảm chi ngân sách.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Ngoài việc kiểm soát lượng tiền tệ được đưa vào trong lưu thông trên thị trường thì một trong những biện pháp cần được dùng để kiểm soát lạm phát là phải tiến hành thúc đẩy cung hàng hoá.

Chỉ có khi mà lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường đáp ứng được mức tương đương với nhu cầu hàng hoá của người tiêu dùng thì tỷ lệ lạm phát mới có xu hướng giảm.

Đặc biệt là các loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải thường xuyên xem xét, theo dõi để nắm được diễn biến của thị trường hàng hoá. Từ đó, áp dụng các biện pháp phù hợp, tương ứng với tình hình thực tế.

Các biện pháp Việt Nam đang áp dụng

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong quý I năm 2022 không tăng cao như nhiều quốc gia khác bởi vì:

Lương thực, thực phẩm, sản lượng ở Việt Nam dồi dào, giá cả ở mức ổn định, đủ để phục vụ nhu cầu của người dân trong nước thậm chí còn có hàng hoá xuất khẩu ra thế giới.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành ra nhiều chỉ đạo, văn bản nhằm hỗ trợ người dân: giảm thuế, hỗ trợ tiền thuê nhà,v.v,… nhằm mục tiêu bình ổn giá trên thị trường, giảm áp lực về lạm phát gia tăng.

Tại các điều lệ ở Công văn 5079/BTC-QLG vào ngày 02/6/2022, Bộ Tài chính nêu lên rằng trước tình hình diễn biến giá cả của một số mặt hàng trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng cao gây sức ép đến giá của thị trường trong nước, Bộ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp quản lý, điều hành giá cả trong thời gian tới:

  • Khi xảy ra biến động lớn về giá thì phải đề xuất, triển khai ngay lập tức các biện pháp bình ổn giá phù hợp.
  • Tích cực kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp như đầu cơ, găm hàng, tăng giá một cách bất hợp lý.

Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ cũng triển khai và áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gồm:

  • Giảm thuế GTGT trong năm 2022 từ 10% xuống còn 8% (Nghị định 15/2022/NĐ-CP).
  • Hỗ trợ lãi suất lên tới 40 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh với mức 2%/năm (Nghị quyết 43/2022/QH15).
  • Giảm 10% lãi suất vay còn dư nợ tại ngân hàng Chính sách xã hội từ 01/10/2021 – 31/12/2022 (Quyết định 1990/QĐ-TTg).
  • Giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch Covid-19 từ 0,5 – 1% trong các lĩnh vực ưu tiên.
  • Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tối đa 03 tháng (Quyết định 08/2022/QĐ-TTg)

Phân biệt lạm phát và giảm phát

Lạm phát Giảm phát 
Lạm phát là hình thức giá cả sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tăng liên tục theo thời gian và sự mất giá của đồng tiền. Sự tăng giá, sự chênh lệch cung – cầu của giá cả hàng hoá, dịch vụ do nhu cầu tiêu dùng của thị trường thay đổi. Do chi phí tăng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Lượng tiền lưu thông trong nước tăng cao. Giảm phát là sự suy giảm của các mặt bằng giá cả. Hay có thể hiểu đơn giản là thiểu phát là sự giảm lạm phát. Sự hạ thấp giá cả, sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

 

1 những suy nghĩ trên “Lạm phát là gì? Những quy định của pháp luật nhằm giảm lạm phát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710