zalo-icon
phone-icon

Thuế thu nhập là gì? Chi tiết các tính thuế trong năm 2024

Thuế nhập khẩu là gì? Đây là hình thức thuế áp dụng cho các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Mục tiêu chính của loại thuế này là tăng nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia và đồng thời giảm sự cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, nhằm duy trì sự cân bằng trong nền kinh tế. Để có cái nhìn chi tiết hơn về thuế nhập khẩu, mời quý độc giả tham khảo thông tin dưới đây từ Luật Thành Công.

Tổng quan về thuế nhập khẩu là gì?

Tổng quan về thuế nhập khẩu là gì?
Tổng quan về thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là một loại thuế được Chính phủ Việt Nam áp dụng cho các mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài. Mục đích chính của thuế này là để tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia và đồng thời giảm cạnh tranh giữa hàng hóa ngoại nhập và hàng hóa nội địa, từ đó xây dựng và duy trì sự cân bằng cho nền kinh tế. Trong một số trường hợp, thuế nhập khẩu còn giúp kiểm soát hành vi đưa giá xuống bằng cách tăng giá của hàng hóa nhập khẩu. Nó thường đi đôi với thuế xuất khẩu, tạo thành tổng thể được gọi là thuế xuất – nhập khẩu hoặc thuế quan.

Đối tượng phải nộp thuế nhập khẩu là ai?

Đối tượng phải nộp thuế nhập khẩu là ai?
Đối tượng phải nộp thuế nhập khẩu là ai?

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đối tượng nộp thuế nhập khẩu bao gồm:

  • Doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.
  • Tổ chức nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hóa.
  • Cá nhân có hàng hóa nhập khẩu khi nhập cảnh hoặc nhận hàng ở biên giới Việt Nam.
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
  • Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế.
  • Các ngân hàng, tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định.
  • Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp.
  • Người khác được ủy quyền nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Cách tính thuế nhập khẩu năm 2023

Theo quy định của pháp luật, có 3 phương pháp tính thuế nhập khẩu khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng loại hàng hóa, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng phương pháp tính thuế phù hợp. Do đó, công thức tính thuế xuất nhập khẩu sẽ thay đổi theo các phương pháp sau: Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp.

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Thuế xuất, nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng hàng hoá thực tế xuất, nhập khẩu

X

Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị

X

Thuế suất

  • Trong đó: 
  • Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: là trị giá hải quan theo quy định của luật hải quan. 
  • Thuế suất: thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng sẽ có thể thay đổi tại từng thời điểm tính thuế (tham khảo tại phụ lục I & II đính kèm nghị định 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2023). 

Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng hàng hoá thực tế xuất, nhập khẩu

X

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

  • Lưu ý: Mức thuế tuyệt đối có thể thay đổi tại từng thời điểm tính thuế ( tham khảo tại phụ lục I & II đính kèm nghị định 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2023). 

Phương pháp tính thuế hỗn hợp:

Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời cả phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Thuế nhập khẩu phải nộp

=

Thuế XNK phải nộp đối với hàng hóa tính thuế theo tỷ lệ %

X

Thuế XNK phải nộp đối với hàng hóa tính thuế tuyệt đối.

Mức thuế suất của thuế nhập khẩu là bao nhiêu?

Mức thuế suất của thuế nhập khẩu là bao nhiêu?
Mức thuế suất của thuế nhập khẩu là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 11, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm các mức thuế suất sau: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. 

 Về thuế suất ưu đãi:  

Mức thuế này dùng để áp dụng đối với các loại hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ tối huệ quốc (MFN/WTO) về thương mại đối với nước ta. Đây là quy định quốc tế về mối quan hệ cân bằng về thương mại hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có quy ước với nhau. Đối với trường hợp này, bên nộp thuế sẽ tự khai về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất ưu đãi. Bên cạnh đó, người khai là người tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của lời khai trước pháp luật.  

Thuế suất ưu đãi đặc biệt:

Các loại hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có mối quan hệ mật thiết với nước ta theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA) sẽ được áp dụng mức thuế suất này.  Ngoài ra, một số trường hợp ưu đãi đặc biệt khác tồn tại như liên minh thuế quan hoặc giao lưu thương mại biên giới…. Tuy nhiên, mặt hàng nhập khẩu phải được quy định cụ thể trong các thỏa thuận đã ký kết và đáp ứng đủ các điều kiện đã đặt ra. Hàng hóa phải có xuất xứ từ chính quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó thì mới được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.  

Thuế suất thông thường:  

Mức thuế này thì sẽ áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ không thuộc một trong những trường hợp trên. Mức thuế suất thông thường được quy định sẽ không cao hơn 70% so với thuế suất ưu đãi của từng loại mặt hàng tương ứng.

Tại sao phải phân chia ra nhiều mức thuế, suất thuế nhập khẩu?

Việc quy định nhiều mức thuế suất của thuế nhập khẩu nhằm mục đích giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể quản lý và điều tiết hàng hóa cho phù hợp và cân bằng với nền kinh tế và mối quan hệ thương mại với các quốc gia. Việc này mang đến nhiều lợi ích có thể kể đến như:  

  • Một, khuyến khích việc nhập khẩu những nguyên liệu mà thị trường trong nước còn thiếu. Ví dụ như đối với các lĩnh vực công nghệ cao, bảo vệ môi trường…  
  • Hai, giúp cân bằng thị trường và giảm thiểu ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước  
  • Ba, thực hiện những cam kết mà chính phủ đã ký kết với các quốc gia trên thế giới.  
  • Bốn, giúp mang lại một khoản thu cho ngân sách nhà nước và góp phần bình ổn kinh tế – xây dựng đất nước.  
  • Năm, giúp cho công tác nộp thuế, tính thuế minh bạch và công bằng.  
  • Sáu, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính về thuế quan.  

Trường hợp nào người lao động không phải nộp thuế nhập khẩu?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thì một số trường hợp sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, bao gồm:  

  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh  
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại từ liên hợp quốc, các chính phủ, các tổ chức quốc tế…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710