Trong quan hệ lao động, người lao động luôn là bên yếu thế. Vì vậy, pháp luật lao động đã có những quy định bảo vệ quyền lợi của người lao động, trong đó có quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định đó. như sau:
Quy định về thời giờ làm việc
Theo quy định thì người lao động làm việc ngoài những khung thời gian được xác định là thời giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật và thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động được tính là làm thêm giờ. Về việc người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm thêm giờ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ Luật lao động.
Quy định về số giờ làm thêm
Quy định về số giờ làm như sau: Không quá 12 giờ trong 01 ngày làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết hoặc ngày nghỉ hằng tuần. Với việc tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ một năm được thực hiện trong trường hợp sản xuất và gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may hoặc da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu hoặc cấp, thoát nước hoặc các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
Khi tổ chức làm thêm giờ thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
Trong thời gian nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng: Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
Có thể bạn quan tâm: Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Về thời giờ nghỉ ngơi
Nội dung về thời giờ nghỉ ngơi được BLLĐ quy định cụ thể từ Điều 108 đến Điều 117 và Điều 5 đến Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
Nghỉ trong giờ làm việc
Theo căn cứ của pháp luật lao động, thì thời gian nghỉ giữa ca được tính như sau: Người lao động làm việc từ 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ hoặc 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì sẽ được nghỉ ít nhất nửa giờ (30 phút), tính vào giờ làm việc.
Ngoài ra, thì người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. Còn trường hợp người làm ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
Nghỉ hằng tuần
Trong mỗi tuần lễ, người lao động sẽ được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan và xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác phù hợp trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.
Trường hợp nếu do chu kỳ lao động dẫn đến không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải sắp xếp đảm bảo cho người lao động một chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân trung bình mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.
Nghỉ lễ, tết
Cụ thể, trong một năm dương lịch, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 8 ngày và cụ thể là những ngày sau đây như: Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch) và Tết âm lịch: 5 ngày (do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch), Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày, ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch), ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch), ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên mà trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên thì người lao động được hưởng nguyên lương.
Nếu do yêu cầu của sản xuất và công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường, trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ sẽ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).
Nghỉ việc riêng
Nghỉ phép liên quan đến việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình của họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động theo luật định.
Người lao động nghỉ về việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp bao gồm: Kết hôn, nghỉ 3 ngày hoặc con kết hôn, nghỉ 1 ngày, bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết hoặc con chết, nghỉ 3 ngày.
Nghỉ không lương
Theo quy định thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội hay ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn hoặc anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra, nếu trường hợp người lao động thấy cần thiết phải nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ hoặc chẳng hạn như cần nghỉ thêm vì sinh con, gia đình có người thân ốm, đau, chết, hoặc giải quyết những công việc lớn khác của gia đình như khắc phục bão lụt,… thời gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ về kỷ luật lao động.
Những quy định trên đây sẽ không áp dụng đối với những người làm những công việc có tính chất đặc biệt và có chu kỳ dài ngày như những người lao động làm việc trên biển,…
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt
Đối với những công việc có các tính chất đặc biệt bao gồm: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển hoặc trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng và kỹ thuật sóng cao tầng, thợ lặn, thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc hay nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.
Ngoài ra, về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người lao động làm hợp đồng không trọn ngày và không trọn tuần, làm khoán, thì do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.
Trên đây, là ý kiến tư vấn của Luật Thành Công đối với yêu cầu pháp lý của các bạn gửi đến chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến quyền lợi của người lao động hãy liên hệ hotline 1900.633.710 để được hỗ trợ tư vấn nhé.