zalo-icon
phone-icon

Công ty Hợp danh là gì? Hồ sơ thủ tục thành lập công ty hợp danh

Trong sản xuất và kinh doanh, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tìm cách hợp lực để cùng nhau tạo ra sự phát triển. Với nhiều ưu điểm vượt trội, doanh nghiệp hợp danh luôn được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Vì vậy, công ty hợp danh là gì? Các đặc điểm của công ty hợp danh là gì? Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty như thế nào? Cùng Luật Thành Công tìm hiểu ngay sau đây.

thành lập công ty hợp danh

Công ty hợp danh là gì?

Mô hình thành lập công ty hợp danh là một loại mô hình ra đời khá muộn ở Việt nam, bởi vì nền kinh tế của nước ta chỉ coi trọng nông nghiệp nên các hoạt động thương mại không được chú trọng nhiều. Trải qua quá trình phát triển và hội nhập thì loại hình Công ty Hợp danh dần xuất hiện dưới hình thức là các hội buôn.

  • Có ít nhất 02 thành viên (chủ sở hữu chung của công ty) cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài thành viên hợp danh còn có thêm thành viên góp vốn:
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn khác với thành viên hợp danh, các thành viên góp vốn này chỉ chịu trách nhiệm đối với những khoản của công ty và chỉ nằm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp;
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

thành lập công ty hợp danh

Như vậy, Công ty Hợp danh không có một định nghĩa cụ thể mà được Luật Doanh nghiệp khái quát, mô tả qua các điểm đặc trưng. Cụ thể, Công ty Hợp danh bao gồm hai loại, cụ thể gồm:

  • Công ty hợp danh: đối với loại này thì Công ty Hợp danh chỉ bao gồm các thành viên hợp danh và các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới; các thành viên hợp danh cũng có quyền quản lý và đại diện cho công ty hợp danh. Một thể nhân muốn trở thành thành viên của công ty hợp danh cần phải có được sự nhất trí của tất cả các thành viên công ty.
  • Công ty hợp danh hữu hạn gồm: Các thành viên trong loại công ty này chỉ chịu trách nhiệm vô hạn và có quyền quản lý, đại diện cho công ty; về thành viên góp vốn thì chịu trách nhiệm hữu hạn và không có quyền quản lý, quyền đại diện cho công ty.

Xem ngay: Chi phí thành lập công ty trọn gói

Đặc điểm của công ty hợp danh

Về tư cách pháp lý:

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, Công ty Hợp danh sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân và được thành lập trên cơ sở sự tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên.

Về thành viên công ty hợp danh:

Số lượng thành viên công ty hợp danh thường không nhiều. Gồm 2 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

  • Thành viên hợp danh: bắt buộc phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.
  • Thành viên góp vốn: Thành viên góp vốn là những tổ chức và cá nhân.

Về chế độ tài sản của thành viên công ty hợp danh:

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ vốn và đúng hạn số vốn đã cam kết trước đó.

  • Thành viên hợp danh: Các thành viên phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
  • Thành viên góp vốn: Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ phát sinh trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn bằng nhiều cách như góp bằng tiền Việt Nam, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật hoặc các tài sản khác có ghi trong Điều lệ công ty.

Trường hợp mà thành viên hợp danh không góp đủ vốn và đúng hạn số vốn đã cam kết mà gây ra thiệt hại cho công ty thì thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Nếu thành viên góp vốn không góp đủ vốn và không đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ sẽ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.

Về huy động vốn và chuyển nhượng vốn góp của công ty hợp danh:

Công ty hợp danh có đặc điểm đặc thù đó là không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào vì vậy mà khả năng huy động vốn của loại công ty này bị hạn chế hơn so với các loại hình công ty khác.

Trường hợp công ty hợp danh muốn tăng vốn, công ty sẽ huy động vốn bằng cách kết nạp thêm thành viên mới hoặc tăng phần vốn góp của mỗi thành viên lên; ngoài ra, công ty cũng có thể huy động bằng cách vay của các tổ chức, cá nhân khác hoặc các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty.

Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp của công ty thì thành viên hợp danh sẽ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nhưng phải được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý.

Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế sẽ trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý.

Về cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh do các thành viên thoả thuận được quy định trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên cần phải bảo đảm các thành viên hợp danh đều có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Xem thêm: Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp hot nhất hiện nay

Thành viên công ty hợp danh

Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

Tiêu chí 

Thành viên hợp danh

Thành viên góp vốn

Số lượng

Bắt buộc có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Có thể có hoặc không.

Trách nhiệm

Phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình khi công ty có nợ.

Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Lợi nhuận

Được chia lợi nhuận ứng với tỷ lệ vốn góp vào công ty hoặc chia theo Điều lệ công ty.

Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp quy định trong vốn điều lệ của công ty.

Chuyển nhượng vốn

Được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác nhưng phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác.

Góp không đủ vốn

Phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Sẽ quy là có khoản nợ đối với công ty hoặc có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Hạn chế

Không được phép làm chủ doanh nghiệp tư nhân;

không đồng thời thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự đồng thuận của các thành viên hợp danh còn lại;

Không nhân danh hoặc kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Không bị hạn chế

Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp công ty hợp danh

thành lập công ty hợp danh

Căn cứ Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định :

  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ vốn và đúng hạn số vốn đã cam kết như trong Điều lệ công ty.
  • Thành viên hợp danh nếu không góp đủ vốn và đúng hạn số vốn đã cam kết và gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
  • Trường hợp có thành viên góp vốn mà không góp đủ vốn và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ đó sẽ được coi là khoản nợ của thành viên góp vốn đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Tại thời điểm các thành viên đã góp đủ số vốn đã cam kết thì các thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  • Tên công ty, mã số, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Vốn điều lệ;
  • Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân (đối với thành viên là cá nhân) hoặc tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính (đối với thành viên là tổ chức) và loại thành viên của cá nhân, tổ chức;
  • Giá trị của vốn góp và loại tài sản góp vốn;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
  • Trường hợp giấy chứng nhận góp vốn bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại thì các thành viên sẽ được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

Tiết lộ: Quy trình thành lập công ty tnhh 2 thành viên

Tài sản của công ty hợp danh

Căn cứ Điều 179 Luật doanh nghiệp 2020: Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

  • Tài sản góp vốn của các thành viên đã chuyển quyền sở hữu cho công ty;
  • Tài sản tạo lập mang tên công ty;
  • Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh của thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và tài sản từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
  • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật như tài sản được tặng cho, tài sản được tài trợ, tài sản do nhận phần thừa kế của thành viên khi thành viên không có người thừa kế, …

Đại diện theo pháp luật và điều hành kinh doanh

Đại diện theo pháp luật:

Người đại diện theo pháp luật (cá nhân) đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty hợp danh, cá nhân đại diện cho công ty với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

thành lập công ty hợp danh

Các thành viên hợp danh lập Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên sẽ bầu ra một thành viên hợp danh để làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty (nếu Điều lệ công ty không có quy định khác) đồng thời có quyền đại diện theo pháp luật và quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Điều hành kinh doanh:

Theo Khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều hành kinh doanh của công ty hợp danh:

  • Các thành viên hợp danh đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày. Mọi hạn chế trong việc thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của thành viên hợp danh trong công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
  • Trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh sẽ phân công nhau đảm nhiệm các chức danh để quản lý và kiểm soát công ty.
  • Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh trong công ty cùng thực hiện công việc kinh doanh thì quyết định sẽ được thông qua dựa theo nguyên tắc đa số.
  • Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện mà nằm ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty thì đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đang đặt trụ sở.

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trao biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn từ 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được nộp. sau đó doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Doanh nghiệp đăng Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.

Click để xem danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề hiện nay là gì? 

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập Công ty Hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty Hợp danh;
  • Điều lệ Công ty Hợp danh;
  • Danh sách thành viên công ty;
  • Bản sao của các giấy tờ sau:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với trường hợp thành viên công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với trường hợp thành viên của công ty là tổ chức;
  • Trường hợp thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc là tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào nên thành lập công ty hợp danh?

Điều kiện đối với công ty hợp danh là phải có ít nhất 02 thành viên trở lên và thực hiện kinh doanh chung, công ty hợp danh hay còn hiểu là công ty đối nhân.

Đối tượng có quyền thành lập công ty hợp danh

  • Cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Là cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng bị cấm tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức; Các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam; Người đang bị truy cứu về TNHS; Tổ chức đang là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh;…
  • Không phải người đại diện theo pháp luật của công ty đang bị treo mã số thuế: tức là trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đó không báo cáo thuế, không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, doanh nghiệp không còn hoạt động nhưng không thực hiện các thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Cá nhân không đồng thời là chủ của công ty hợp danh khác hoặc công ty tư nhân khác;
  • Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại do hành vi vi phạm trách nhiệm của mình gây ra.

Mẫu hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Phụ lục I-5

1 những suy nghĩ trên “Công ty Hợp danh là gì? Hồ sơ thủ tục thành lập công ty hợp danh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710