zalo-icon
phone-icon

Quy định về số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, không phải người lao động lúc nào cũng có thể làm việc 100% thời lượng như đã giao kết trong hợp đồng. Bên cạnh quan hệ lao động, mỗi người lao động đều tồn tại các công việc cá nhân khác. Rất nhiều quan hệ cá nhân không thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thay, vì thế buộc người lao động phải có mặt để giải quyết công việc đó. Việc giải quyết công việc cá nhân, sẽ làm cho quá trình làm việc của người lao động bị gián đoạn. Đòi hỏi phải có một chế định, một quy định cụ thể để người lao động có thể cân bằng và sắp xếp công việc cá nhân, không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc tại doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định thế nào về số ngày nghỉ hằng năm của người lao động? Hãy cùng Luật Thành Công tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này ngay trong bài viết bên dưới.

Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

Quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 về nội dung Nghỉ hằng năm của người lao động, cụ thể thời gian nghỉ hằng năm được quy định như sau:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Có thể bạn thắc mắc: Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Và Có Hưởng Lương

Mức ngày nghỉ có thể thay đổi như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật,…; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,…

Đối với người chưa làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng nay được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm như sau:

  • Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian này, mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động;
  • Thời gian thử việc, trong trường hợp người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi thử việc;
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định pháp luật lao động;
  • Trong trường hợp người sử dụng lao động đồng ý, thời gian nghỉ việc không hưởng lương cũng được tính, tuy nhiên cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
  • Thời gian nghỉ do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tuy nhiên cộng dồn không quá 06 tháng.
  • Thời gian nghỉ do ốm đau, tuy nhiên cộng dồn không quá 02 tháng trong năm.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian thực hiện nhiên vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo luật định.
  • Thời gian ngừng việc, nghỉ việc không phải lỗi của người lao động.
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc, nhưng đã được kết luận không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động sau đó.
số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

Điều kiện và mức nghỉ hằng năm

Như đã trình bày sơ bộ bên trên, căn cứ quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, điều kiện và mức nghỉ hằng năm được tính như sau:

  • Điều kiện: người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
  • Mức nghỉ hằng năm gồm 03 mức: 12, 14 và 16 ngày làm việc. Mức nghỉ cụ thể trong từng trường hợp như sau:
  • 12 ngày làm việc: người làm việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc: người lao động là người khuyết tật, người chưa thành niên, người làm nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại;
  • 16 ngày làm việc: người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm

Trường hợp người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ được tính tương ứng theo tỷ lệ với số tháng làm việc.

Cụ thể tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, số ngày nghỉ hằng năm của người làm việc chưa đủ năm được tính: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày nghỉ được tăng theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm.

Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận các bên thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hàng năm.

Thông tin thêm rằng, đối với người lao động làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thì toàn bộ thời gian người lao động làm việc được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo luật định nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

Có thể bạn chưa biết: Người lao động nghỉ quá số ngày cho phép thì xử lý như thế nào?

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp về Tính ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động, trong trường hợp cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng liên hệ hotline để được hộ trợ nhanh chóng và chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710