Tại Việt Nam, quan hệ pháp luật đất đai được hình thành từ rất sớm và đến hiện nay, Việt Nam với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thì quan hệ đất đai Nhà nước là đại diện toàn dân sở hữu và thống nhất quản lý đất đai, người sử dụng đất chính là người dân.
Yếu tố cấu thành nên quan hệ đất đai sẽ bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật đất đai. Ngoài ra, pháp luật đất đai có vai trò quan trọng trong việc điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể sử dụng đất và giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau để phát huy tối đa hiệu quả của nền kinh tế xã hội trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chủ thể quan hệ pháp luật đất đai
Dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật có trong hệ thống pháp luật đất đai thì chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai ở đây gồm có Nhà nước và người sử dụng đất. Cả hai chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, quyền và nghĩa vụ sẽ được pháp luật đất đai điều chỉnh.
Đối với Nhà nước. chủ thể với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về quản lý và thống nhất hệ thống đất đai sẽ tham gia và chi phối quan hệ pháp luật đất thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đối với người sử dụng đất, người chiếm hữu đất với tư cách là chủ thể được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Nhóm chủ thể này sẽ bao gồm các tổ chức trong nước; tổ chức nước ngoài ngoại giao; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước; hộ gia đình; công động dân cư, cơ sở tôn giáo; cá nhân hay tổ chức nước ngoài đầu tư ở Việt Nam.
Hiện nay, pháp luật phân chia chủ thể chiếm hữu đất như sau:
– Chủ thể có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất: Đối tượng này có được quyền sử dụng đất thông qua các hình thức Nhà nước giao, cho thuê đất, hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất. Giấy tờ chủ thể được Nhà nước cấp theo quy định pháp luật và không phân biệt về mặt quyền lợi.
– Chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất. Chủ thể được Nhà nước cấp quyền sử dụng dất thông qua các quyết định hành chính giao, cho thuê đất; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực; bản án của Tòa. Bên cạnh đó, trong thời gian chưa được cấp giấy tờ chứng nhận sử dụng đất, các chủ thể trên vẫn được thực hiện quyền của mình đối với đất đai đã được cấp phép sử dụng.
– Chủ thể được xem xét công nhận quyền sử dụng đất. Đối tượng này không đáp ứng đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tuuy nhiên căn cứ trên thời điểm sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, phù hợp với kế hoạch, mục đích sử dụng đất ngoài ra không tranh chấp, khiếu đất đai thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn đất đai, tranh chấp đất đai uy tín
Khách thể quan hệ pháp luật đất đai
Trong quan hệ pháp luật đất đai, đất đai chính là thứ mà chủ thể các bên hướng tới khi tham gia vào một quan hệ đất đai. Cho nên, đất đai chính là khách thể của quan hệ pháp luật đất đai, khách thể của quan hệ pháp luật đất đai sẽ bao gồm tất cả vốn đất của quốc gia, đất sẽ được phân loại theo từng tính chất đặc thù của nó, dựa vào đó mà Nhà nướcc sẽ có những quy định pháp luật nhất định để phù hợp và phát huy hiệu quả giá trị của từng loại đất.
Pháp luật hiện nay phân loại đất đai như sau:
1) Nhóm đất nông nghiệp
2) Nhóm đất phi nông nghiệp
3) Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Các nhóm đất nêu trên là khách thể của từng chế độ pháp lí đất tương ứng.
Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì? Nguyên nhân tranh chấp đất đai
Nội dung quan hệ pháp luật đất đai
Đối với Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai có quyền được pháp luật quy định như sau:
- Quyết định trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
- Quyết định mục đích sử dụng đất
- Quy định hạn mức sử dụng đối với đất
- Quyết định thu hồi và trưng dụng đất trong các trường hợp luật định
- Quyết định giá đất
- Quyết định giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm trong những công việc sau:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý và sử dụng đất đai
- Kiểm soát quá trình diễn ra của hệ thống đất đai tại Việt Nam: bao gồm tình trạng đất, quy hoạch và kế hoạch đất, vấn đề tài chính về đất, các giao dịch về đất,….
Đối với người sử dụng đất, pháp luật đất đai thiết kế quyền và nghĩa vụ của họ cũng có nhiều nét khác biệt so với trước đây, đặc biệt là so với Luật đất đai trước đây Hiện nay, kết cấu quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất gồm 3 phần:
- Phần thứ nhất là những quyền và nghĩa vụ chung nhất của mọi đối tượng sử dụng đất không phân biệt hình thức sử dụng đất do Nhà nước xác lập.
- Phần thứ hai là quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất và gắn liền đó là những nghĩa vụ phù hợp với hình thức sử dụng đất mà họ lựa chọn.
- Phần thứ ba là những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.
Xem thêm: Luật đất đai và những điều cần biết
Trên cơ sở Luật đất đai năm 2013, quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất sẽ phân chia theo từng loại chủ thể, cụ thể đó là tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng đất.
Mọi thắc mắc xin liên hệ chi tiết qua hotline 0931 060 668 Hãng Luật Thành Công sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.