zalo-icon
phone-icon

Người lao động bị tai nạn được hưởng chế độ gì?

Người lao động khi bị tai nạn thì được hưởng chế độ gì? Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau. Trường hợp này người sử dụng lao động có được chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Về vấn đề này đã có nhiều quý khách hàng gửi câu hỏi thắc mắc cho Luật Thành công chúng tôi như sau:

Thưa Luật sư! Tôi có ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm với công ty. Sau khi công tác tại công ty được 03 tháng thì tôi không may bị tai nạn giao thông nằm viện 02 tháng đến nay vẫn chưa đi làm lại được (không được tính tai nạn lao động). Cho hỏi trong trường hợp này, tôi có thể được hưởng những quyền lợi, chế độ gì không? Và Công ty có được chấm dứt hợp đồng lao động với tôi không? Xin Cảm ơn!

1. Pháp luật áp dụng

  • Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 (“Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014”);
  • Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 (“Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH”).

2. Giải quyết vấn đề

Thứ nhất, chế độ của người lao động khi bị tai nạn.

Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

  1. Người lao động được quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp như sau:
  2. a) Người lao động bị tai nạn, ốm đau mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh nghề nghiệp, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động bắt buộc phải nghỉ việc để điều trị và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
  3. b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và bên cạnh đó có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
  4. c) Lao động nữ đi làm tại công ty trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc vào một trong các trường hợp được quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
  5. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động thuộc các trường hợp sau đây:
  6. a) Người lao động bị tai nạn, ốm đau phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng tiền chất ma túy, chất ma túy.
  7. b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
  8. c) Người lao động bị tai nạn, ốm đau mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ không hưởng lương, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm: Xử Lý Một Số Tình Huống Về Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

Theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đối với người lao động hưởng chế độ ốm đau thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động mới bắt đầu làm việc. Sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà người lao động phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên khi mới trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Người lao động bị tai nạn được hưởng chế độ gì
Người lao động bị tai nạn được hưởng chế độ gì

Người lao động được hưởng tiếp chế độ ốm đau trong trường hợp chữa trị bệnh dài ngày thì mức hưởng được quy định như sau:

  • Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
  • Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đối với người lao động hưởng chế độ ốm đau thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày cho người lao động được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Có thể bạn quan tâm: Giải quyết quyền lợi của người lao động khi xảy ra tai nạn lao động

Thứ hai, việc công ty bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ vào quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động năm 2019 quy định trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động gồm:

  1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trong những trường hợp sau:
  2. a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động đã ký kết;
  3. b) Người lao động bị tai nạn, ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục. Trường hợp, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động được bình phục và có thể đi làm lại bình thường thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

  1. c) Do hỏa hoạn, thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc, thu hẹp sản xuất;
  2. d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật Lao động năm 2019.
  3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
  4. a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã ký kết với người lao động;
  5. b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn đã ký kết với người lao động;
  6. c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo quy định trên, công ty của bạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bạn khi bạn bị tai nạn, ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục trở lên. Hiện nay, bạn đang điều trị đã được 02 tháng. Do đó, công ty của bạn không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710