zalo-icon
phone-icon

Các ngành nghề không được phép đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Các ngành nghề bị cấm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện nay là gì? Quy định của pháp luật như thế nào? Tất cả sẽ có trong phần dưới đây của Luật Thành Công ngay nhé!

Các ngành nghề bị cấm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Ngày 26/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Nghị định này bao gồm 132 Điều thay thế Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 12/11/2015.

Các ngành nghề không được phép đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường, quy định tại Mục A phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP, gồm:

  1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
  2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.
  3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.
  4. Dịch vụ điều tra và an ninh.
  5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.
  6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
  8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.
  9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).
  10. Dịch vụ nổ mìn.
  11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
  13. Dịch vụ bưu chính công ích.
  14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
  15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
  17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
  18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
  19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.
  20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.
  21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.
  22. Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá.
  23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).
  24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
  25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Xem thêm: 

Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 

Dịch vụ xin giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Các ngành nghề hạn chế tiếp cận đầu tư đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP, gồm:

  • 25 lĩnh vực ngành nghề không được phép đầu tư theo mục A Phụ lục 1 Nghị định 32/2021/NĐ-CP.
  • Ngoài ra còn có các ngành nghề khác được liệt kệ tại mục B Phụ lục 1 Nghị định 32/2021/NĐ-CP, là các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, gồm:
  1. Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.
  2. Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.
  3. Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.
  4. Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.
  5. Dịch vụ bưu chính, viễn thông.
  6. Dịch vụ quảng cáo.
  7. Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm.
  8. Dịch vụ đo đạc và bản đồ.
  9. Dịch vụ chụp ảnh từ trên cao.
  10. Dịch vụ giáo dục.
  11. Thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí.
  12. Thủy điện, điện gió ngoài khơi và năng lượng hạt nhân.
  13. Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống.
  14. Nuôi, trồng thủy sản.
  15. Lâm nghiệp và săn bắn.
  16. Kinh doanh đặt cược, casino.
  17. Dịch vụ bảo vệ.
  18. Xây dựng, vận hành và quản lý cảng sông, cảng biển và sân bay.
  19. Kinh doanh bất động sản.
  20. Dịch vụ pháp lý.
  21. Dịch vụ thú y.
  22. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam.

Các ngành nghề hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

  1. Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
  2. Dịch vụ du lịch.
  3. Dịch vụ sức khỏe và dịch vụ xã hội.
  4. Dịch vụ thể thao và giải trí.
  5. Sản xuất giấy.
  6. Sản xuất phương tiện vận tải trên 29 chỗ.
  7. Phát triển và vận hành chợ truyền thống.
  8. Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.
  9. Dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa.
  10. Dịch vụ kiểm toán, kế toán, sổ sách kế toán và thuế.
  11. Dịch vụ thẩm định giá; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
  12. Dịch vụ liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
  13. Sản xuất, chế tạo máy bay.
  14. Sản xuất, chế tạo đầu máy và toa xe đường sắt.
  15. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá.
  16. Hoạt động của nhà xuất bản.
  17. Đóng mới, sửa chữa tàu biển.
  18. Dịch vụ thu gom chất thải, dịch vụ quan trắc môi trường.
  19. Dịch vụ trọng tài thương mại, hòa giải trọng tài.
  20. Kinh doanh dịch vụ logistics.
  21. Vận tải biển ven bờ.
  22. Canh tác, sản xuất hoặc chế biến các loại cây trồng quý hiếm, chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm và chế biến, xử lý các động vật hay cây trồng này, bao gồm cả động vật sống và các chế phẩm từ chúng;
  23. Sản xuất vật liệu xây dựng.
  24. Xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan.
  25. Lắp ráp xe gắn máy.
  26. Dịch vụ liên quan đến thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.
  27. Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ cung cấp suất ăn trên tàu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không.
  28. Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển.
  29. Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả và quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng;
  30. Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch.
  31. Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng và đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên.
  32. Dịch vụ liên quan đến gia đình.
  33. Hoạt động thương mại điện tử.
  34. Kinh doanh nghĩa trang, dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ mai táng.
  35. Dịch vụ gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay.
  36. Dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
  37. Các ngành, nghề đầu tư theo cơ chế thí điểm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tham khảo thêm:

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất 2022

Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Các ngành nghề không yêu cầu điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trong số 25 lĩnh vực được liệt kê vào danh sách mà nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư, 59 lĩnh vực ngành nghề hạn chế đầu tư theo Nghị định số 31/2021 trên, theo nguyên tắc chọn – bỏ, nếu chọn đầu tư vào các ngành, nghề ngoài nhóm ngành nghề này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Hay nói các cách, những ngành nghề còn lại nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư. Ví dụ như một số ngành nghề sau:

  • Dịch vụ bán buôn (CPC 622; Không được thực hiện quyền phân phối đối với: thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã được ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải);
  • Dịch vụ bán lẻ (CPC 631+632);
  • Nhượng quyền thương mại (CPC 8929);
  • Dịch vụ máy vi tính và các dịch vụ liên quan đến máy vi tính (CPC 841 – 845, CPC 849).
  • Dịch vụ tư vấn liên quan đến việc lắp đặt phần cứng máy vi tính (CPC 841);
  • Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) (CPC 633);
  • Nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh lĩnh vực này.

Một số ngành nghề kinh doanh phổ biến được kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài

Một số ngành nghề kinh doanh phổ biến được kêu gọi đầu tư:

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, hiện nay Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao. Khi diễn ra đại dịch Covid-19, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Trong xu thế đó, dù không tránh được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là “đất lành” thu hút vốn FDI chất lượng cao sau đại dịch.

Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư. Theo đó, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành nghề này thì sẽ nhận được ưu đãi về mức thuế suất, ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Cụ thể đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực như:

  • Sản xuất phần mềm; Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm;
  • Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
  • Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
  • Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
  • Ngoài ra, nếu nhà đầu tư thực hiện những ngành nghề đặc biệt ưu đãi và ưu đãi đầu tư tại địa bàn đồng thời đáp ứng các điều kiện khác như thực hiện dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì sẽ được áp dụng nhiều ưu đãi đầu tư và được chọn mức ưu đãi có lợi nhất cho nhà đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710