Đơn xin nghỉ việc không chỉ trình bày lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của người lao động. Mỗi người lao động có nhiều lý do khác nhau để nảy sinh ý định nghỉ việc tại nơi làm việc. Khi đã quyết định nghỉ việc, việc viết đơn xin nghỉ việc là cần thiết. Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ việc thuyết phục để tham khảo.
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất 2023
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty……………… – Trưởng phòng Nhân sự……………… – Trưởng phòng.……………………… Tôi tên là: ……………………………………………………………………………. Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………… Chức vụ (5): ………………………. Bộ phận (6): ………………………………. Tôi làm đơn này với nội dung: Tôi xin phép được thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày (7)….tháng…. năm… với lý do(8): …………………………… Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn (9)…. năm làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái. Những ngày tháng làm việc tại Quý Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm (10)………………………………………… Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn. Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc. Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà (11): ………………………………….. Bộ phận (12): ………………………………………………………………………………. Các công việc được bàn giao (13): …………………………………… Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc. Xin trân trọng cảm ơn! ……, ngày …… tháng …… năm…… Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Download biểu mẫu tại đây!
Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023
2. Những lưu ý khi xin nghỉ việc đúng quy định pháp luật
2.1. Tuân thủ thời hạn báo trước
Theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải đảm bảo thời hạn báo trước. Cụ thể:
Với các công việc thông thường:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: ít nhất 30 ngày
- Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất 03 ngày làm việc
Với các công việc đặc thù:
(Thành viên tổ lái tàu bay, nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp, thuyền viên… xem chi tiết tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên: ít nhất 120 ngày
- Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất bằng 1/4 thời hạn của hợp đồng lao động (ví dụ hợp đồng lao động là 10 tháng thì thời hạn báo trước ít nhất là 2,5 tháng)
Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp người lao động được phép nghỉ việc ngay mà không cần báo trước, bao gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động được phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Xem tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019).
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì có xác nhận của bệnh viện rằng nếu tiếp tục làm việc sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
2.2. Hậu quả nếu nghỉ việc trái pháp luật
Nếu bạn nghỉ việc mà không báo trước đúng thời hạn theo quy định pháp luật, bạn sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và theo quy định của
Bộ luật lao động năm 2019, bạn sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc; phải hoàn trả kinh phí đào tạo (nếu có) và còn phải bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương và khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (Điều 40).
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn đề xuất cho mọi người tham khảo
2.3. Trách nhiệm bàn giao công việc và tài sản công ty
Lên lịch hẹn gặp quản lý
Thay vì viết một email thông báo về quyết định xin từ chức, hãy yêu cầu một cuộc họp riêng với sếp của bạn. Điều này sẽ tạo ra một cơ hội tuyệt vời để bày tỏ lòng biết ơn đến người đã dẫn dắt và hỗ trợ bạn. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để xây dựng mối quan hệ trong tương lai với vai trò là đối tác.
Họ xứng đáng là những người đầu tiên được biết về quyết định của bạn. Nhờ điều này, quản lý có thể lên kế hoạch thay thế cũng như cải thiện các vấn đề tồn đọng trước khi bạn rời đi. Giúp quản lý tránh bị đặt vào tình thế bất lợi là cách để kết thúc một cách thoải mái và tạo ra không khí vui vẻ.
Chuyển giao công việc
Việc chuyển giao công việc là một bước quan trọng cuối cùng trước khi chính thức nghỉ việc. Hành động này thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm đối với vị trí của mình. Dưới đây là những nhiệm vụ cần thực hiện khi tiến hành chuyển giao:
- Dành thời gian hỗ trợ người mới trước khi bạn rời đi, giúp họ làm quen với công việc và văn hóa của công ty.
- Gửi lại hồ sơ, thông tin về dự án và các tài liệu liên quan cho người kế nhiệm.
- Liệt kê các nhiệm vụ chưa hoàn thành cần được tiếp nhận và xử lý tiếp.
- Hướng dẫn về cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong công việc.
Việc thực hiện các nhiệm vụ này đảm bảo sự liên tục và trơn tru trong công việc sau khi bạn rời đi, đồng thời giúp người mới tiếp quản nắm bắt công việc nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời hạn chế các rủi ro trong tương lai.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai