zalo-icon
phone-icon

Mẫu bảng lương mới nhất theo thông tư 200 và 133

Hiện nay, việc sử dụng mẫu bảng lương để thanh toán tiền lương được sử dụng khá phổ biến vì phiếu lương giúp nhân viên có thể xác định chính xác mức thu nhập tương ứng với khả năng, chức vụ hay kinh nghiệm công tác của họ. Để hiểu thêm về mẫu bảng lương, mời bạn đọc tìm hiểu ngay sau đây.

Mẫu bảng lương là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, mỗi khi thanh toán lương cho người lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải sao kê lương (tạo bảng lương) cho người lao động.

Chính vì vậy, bảng lương hay phiếu lương chính là giấy tờ thể hiện thu nhập cá nhân hàng tháng của người lao động. Trong đó bao gồm: thông tin nhân viên, chức danh, thời gian làm việc, các khoản chi phí xã hội,… 

Mẫu bảng lương thường được gửi cho người lao động kèm theo tiền lương thanh toán dưới 2 dạng:

  • Phiếu lương dưới dạng file mềm
  • Phiếu lương dưới dạng file excel hoặc file word

Lý do phải lập bảng lương?

Đối với người lao động

  • Người lao động nắm được thông tin liên quan đến lợi ích của bản thân mình.
  • Việc rạch ròi trong khoản chi trả giúp củng cố niềm tin của người lao động, tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có.
  • Người lao động có thể tự kiểm tra tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ mình nhận được với thực tế công sức bỏ ra.

Đối với doanh nghiệp

  • Giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc hạch toán tiền lương với nhân viên, kiểm soát được các nguồn chi phí.
  • Theo dõi bảng lương, theo dõi được năng lực của mỗi người nhằm điều chỉnh chính sách tăng, giảm lương phù hợp.

Có thể bạn muốn tham khảo: Mẫu xác nhận lương mới nhất chi tiết nhất

Quy trình lập bảng lương

  • Hàng tháng kế toán sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho mỗi lao động trong DN
  • Lập bảng dựa trên các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành…
  • Ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng
  • Tháng, năm thực hiện lập bảng thanh toán lương
  • Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng kiểm duyệt xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương.
  • Sau mỗi tháng nhận lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay

Nội dung của mẫu bảng thanh toán tiền lương

Phần 1: Thông tin bảng lương

  • Thông tin doanh nghiệp: Logo, địa chỉ, phòng ban
  • Ngày cấp/xuất phiếu lương.
  • Đơn vị tiền tệ chi trả cho người lao động

Phần 2: Nội dung bảng lương

  • Thông tin người nhận phiếu lương: Họ tên; Phòng ban làm việc; Số ngày công làm việc; Số ngày nghỉ bù; Số ngày nghỉ không tính phép; Số ngày nghỉ được hưởng lương; Số ngày nghỉ tính phép;
  • Thông tin khoản lương nhân viên: Mức lương của nhân viên; Số mức lương cơ bản của người hưởng lương; Lương hiệu quả; Lương làm thêm giờ; Các khoản công trừ tiền lương (Ghi chú giải thích các khoản công trừ tiền lương).

Phần 3:

  • Thông tin người lập phiếu (ký, họ tên)
  • Chữ ký và con dấu người chịu trách nhiệm chi trả
  • Thông tin phòng ban và người giải quyết vấn đề liên quan đến bảng lương (ký, họ tên)

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn và mới nhất

Bảng lương mẫu

Mẫu bảng lương công ty

mẫu bảng lương

Mẫu bảng lương cá nhân đơn giản

mẫu bảng lương

File bảng lương:

Trên đây, Luật Thành Công đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về mẫu bảng lương. Nếu có thắc mắc, xin liên hệ trực tiếp với Luật Thành Công thông qua hotline 1900633710 để được tư vấn hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710