zalo-icon
phone-icon

Kinh doanh Internet quá giờ quy định bị xử lý như thế nào?

Hầu hết những người chơi các trò chơi điện tử, ở các quán internet công cộng thường là học sinh, sinh viên trong độ tuổi thanh thiếu niên. Họ tham gia vào các trò chơi để giảm stress áp lực học hành, cũng như để kết bạn và giao lưu với nhau. Vậy kinh doanh Internet như thế nào là đúng với quy định pháp luật, người chơi hoặc chủ cơ sở có thể bị xử phạt trong các trường hợp nào. Sau đây hãy cùng Luật Thành Công tìm hiểu về vấn đề kinh doanh Internet quá giờ quy định.

Căn cứ pháp lý

Cá nhân kinh doanh dịch vụ Internet hay còn gọi là chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, được quy định tại Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP.

Quy định về xử phạt: Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ–CP; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP

Quy định về khung giờ hoạt động của các quán internet như thế nào?

Tại Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của người hoạt động kinh doanh internet ngành nghề này. Tại Khoản 8 của Điều 36 có quy định về thời gian hoạt động, cụ thể: chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng  không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau. Tức là việc thực hiện hoạt động kinh doanh ngành nghề này được phép làm việc trong khung giờ từ 8h đến 22h tối, tương đương với 14 tiếng làm việc.

Xem thêm: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh – Luật Thành Công

Mức xử phạt khi kinh doanh internet quá giờ quy định?

Khi các cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, trò chơi điện tử công cộng kinh doanh quá khung giờ quy định của luật, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ngành nghề này sẽ được liệt kê trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Cụ thể quy định tại Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Tùy thuộc vào từng hành vi của chủ thể mức xử phạt sẽ khác nhau. Được chia làm 03 khung hình phạt chính.

Khung thứ nhất Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm theo Khoản 1 Điều 105 Nghị định 15/2020, cụ thể: Nội quy niêm yết sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử không đầy đủ.

Khung phạt thứ 2 Nếu có các hành vi theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 Nghị định 15/2020 sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ví dụ: Khi treo bảng hiệu nhưng thông tin trên bảng hiệu không đầy đủ nội dung như tên cơ sở kinh doanh,…

Khung phạt thứ 3 Nếu có các hành vi theo quy định tại Khoản 3 Điều 105 Nghị định 15/2020 sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ví dụ: Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Ngoài hình thức xử phạt hành chính quy định tại Điều 105 Nghị định 15/2020 thì nếu chủ cơ sở kinh doanh có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng, nếu chủ cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm dưới đây:

Khi chủ cơ sở kinh doanh thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

Khi tiến hành thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng không thực hiện việc ký hợp đồng đại lý Internet với các đại lý hoặc không có bất kỳ văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nào xác nhận địa điểm này là điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp;

Các hoạt động về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin không được đảm bảo hoặc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật đã đưa ra;

Các nghĩa vụ khác của chủ cơ sở kinh doanh, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, không đảm bảo và không thực hiện các quy định này một cách nghiêm túc.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho doanh nghiệp

Mức xử phạt khi kinh doanh Internet quá giờ quy định
Mức xử phạt khi kinh doanh Internet quá giờ quy định

Quyền và nghĩa vụ của chủ kinh doanh internet

Quyền và nghĩa vụ của chủ kinh doanh internet được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP.

Theo đó chủ kinh doanh hay chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có các quyền, cũng như các nghĩa vụ cơ bản như sau:

Khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động tại địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp theo đúng quy định pháp luật, thì chủ cơ sở được phép thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi này tại địa điểm đã đăng ký;

Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng các dịch vụ trò chơi điện tử mà mình đang kinh doanh ở nơi mọi người dễ nhận biết,…

Tham khảo thêm: Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh Công ty nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công

Thẩm quyền xử phạt đối với việc kinh doanh internet quá giờ quy định?

Tại Khoản 3 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt cả cơ quan cấp xã, trưởng đồn công an, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trực tiếp chính là cơ quan công an cấp xã, phường và trưởng đồn công an, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất. Và mức phạt thì tùy tính chất mức độ hành vi của chủ quán Internet có thể nhẹ thì phạt cảnh cáo và nặng thì phạt tiền, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm nhưng không vượt mức mà pháp luật cho phép. Có 3 hình thức phạt chính là:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt.

Mức xử phạt khi kinh doanh Internet quá giờ quy định
Mức xử phạt khi kinh doanh Internet quá giờ quy định

Người chơi internet vượt quá giờ quy định có bị xử phạt hay không?

Điều 70 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP có các quy định về việc người chơi khi tham gia chơi các trò chơi điện tử tại các cơ sở kinh doanh, nhưng không tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể được quy định tại Khoản 1 Điều 70 của nghị định này, như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1;
  • b) Không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.”

Như vậy, khi người chơi tham gia chơi tại các địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nếu không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi (cụ thể là vượt quá khung giờ hoạt động 8h đến 22h). Thì sẽ bị xử phạt như theo quy định của pháp luật với mức phạt là: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, tùy vào mức độ của vụ việc mà mức phạt sẽ khác nhau.

Trên đây là bài viết phân tích về việc kinh doanh internet quá giờ quy định. Luật Thành Công đã cung cấp các cơ sở pháp lý, phân tích về việc kinh doanh internet quá giờ quy định. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710