zalo-icon
phone-icon

Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu đã được bảo hộ mới nhất

Sau khi đăng ký nhãn hiệu người dân có thể tự mình tra cứu nhãn hiệu được hay không? Cách tra cứu nhãn hiệu nào nhanh chóng hiệu quả nhất? Sau đây hãy cùng Hãng Luật Quốc Tế Thành Công tìm hiểu nhé

Tra cứu nhãn hiệu là gì? 

Tra Cứu Nhãn Hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Tra cứu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu hoặc cá nhân,  tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức.

Có thể tra cứu nhãn hiệu online thông qua cổng thông tin điện tử của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc tra cứu trực tiếp.

Mục đích của tra cứu nhãn hiệu?

Tra cứu nhãn hiệu được đánh giá là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định pháp luật Việt Nam, nhằm hạn chế tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả sửa đổi bổ sung, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức, gây thua lỗ. Cụ thể như sau: 

  • Dò tìm những nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để xác định rằng đã có hay chưa có nhãn hiệu tương tự có thể gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu bên mình dự định đăng ký.
  • Dựa trên những điểm trùng lặp, tương tự để điều chỉnh nhãn hiệu một cách hiệu quả cả về phần hình, phần chữ.
  • Tăng tính riêng biệt, đẩy mạnh đặc trưng nổi bật của nhãn hiệu bằng cách khoanh vùng hình ảnh và nội dung có thể dùng thiết kế nhãn hiệu.

Từ đó hạn chế tối đa khả năng bị từ chối vì sử dụng nhãn hiệu tương tự, có thể gây nhầm lẫn, có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

Xem thêm: Dịch Vụ làm Giấy Chứng Nhận Đầu Tư Uy Tín Đảm Bảo

Kinh nghiệm tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Tra Cứu Nhãn Hiệu

Để tránh việc nhãn hiệu bị từ chối, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh tình trạng chỉ tập trung đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng khả năng nhận diện thương hiệu khi chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu.
  • Chú trọng vấn đề tra cứu trùng lặp nhãn hiệu, đây là bước khởi đầu quan trọng nhất, chỉ khi nhãn hiệu bạn dự định đăng ký bảo hộ không có tính trùng lặp mới có thể được xem xét đến các yếu tố khác.
  • Để có thể tra cứu một cách nhanh chóng và tối ưu, ta có thể tham khảo trước nhãn hiệu đã được bảo hộ của các cá nhân, tổ chức hoạt động cung ngành nghề, lĩnh vực hoặc có sản phẩm tương tự, từ đó tránh sử dụng hình ảnh tương tự để thiết kế nhãn hiệu. Sau khi hoàn thiện thiết kế “nhãn hiệu” ta tiếp tục dò tìm lần cuối để chốt được nhãn hiệu tối ưu nhất. Nếu phát hiện có những dấu hiệu tương tự có thể gây nhầm lẫn tại nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu cần chủ động sửa đổi. Cuối cùng là tổng duyệt và thực hiện thủ tục nộp xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Khi thiết kế nhãn hiệu cần linh động cả phần hình và chữ để tạo được sự sinh động và khác biệt cho nhãn hiệu của mình.
  • Tận dụng cổng thông tin điện tử để cập nhật nhanh chóng, liên tục các nhãn hiệu cùng ngành nghề lĩnh vực, từ đó đảm bảo được nhãn hiệu của mình cho đến thời điểm nộp có khả năng thông qua lớn nhất.
  • Sử dụng biện pháp tra cứu chuyên sâu để cho ra kết quả tra cứu đắt giá nhất.
  • khi có thắc mắc hoặc không thể trực tiếp tra cứu chủ động nhanh chóng liên hệ đến các văn phòng Luật sư uy tín để được hỗ trợ tốt nhất, tránh tình trạng ỷ lại chủ quan gây chậm trễ việc kinh doanh sau này.

Tra cứu logo thương hiệu nhãn hiệu online

Tra Cứu Nhãn Hiệu

Hướng dẫn dùng iplib tra cứu nhãn hiệu

Thay vì trực tiếp tìm đến cục sở hữu trí tuệ để hỏi về thông tin nhãn hiệu, hiện nay ta có thể thực hiện tra cứu online trong qua cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (iplib), đây là một trong những trang thông tin điện tử dùng để tra cứu nhãn hiệu uy tín bậc nhất tại Việt Nam, trang chủ được thiết kế đơn giản với các trường thông tin có chỉ dẫn khoanh vùng. Cách tra cứu cụ thể như sau:

Hoặc tìm kiếm và truy cập trang thông tin điện tử này bằng từ khóa “iplib”  

  • Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào thanh tìm kiếm nhãn hiệu ngay tại trang chủ

Ví dụ: Cần tìm kiếm các sản phẩm về trà búp ta có thể nhập từ khóa “trà búp” (đối với nhãn hiệu chữ). Trường hợp cần tìm các nhãn hiệu liên quan đến ngành sản xuất nội thất ô tô ta có thể nhập từ khóa “ nội thất ô tô”,…

  • Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô tìm kiếm có phân loại hình (nếu là nhãn hình). 

Ví dụ: Cầm tìm kiếm nhãn hiệu liên quan đến trà xanh, ta sử dụng thông tin phân loại hình ảnh “lá trà xanh” “ấm trà xanh” “chén trà xanh”,… Trường hợp cần tìm kiếm nhãn hiệu liên quan đến nội thất ô tô ta có thể sử dụng thông tin phân loại  hình ảnh như  “ thảm lót sàn ô tô” “bọc ghế ô tô” “độ đèn xe ô tô” “ Khâu vô lăng ô tô”… 

  • Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
  • Bước 5: Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm, sau cùng là chờ đợi kết quả.

Lưu ý: 

  • Nên sử dụng máy tính để truy cập và tra cứu, điều này sẽ giúp việc nhập thông tin diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Đảm bảo tốc độ mạng ổn định, tránh tình trạng trong thời gian tra cứu cổng thông tin đột nhiên bị đóng lại vì mạng yếu, gây tốn thời gian.
  • Không nên mở cùng lúc quá nhiều cổng thông tin để tra cứu
  • Trong quá trình máy đang xử lí dữ liệu tuyệt đối không được tắt cổng thông tin này

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh rượu | Hãng Luật Thành Công

Tra cứu nhãn hiệu trên wipo

Ngoài việc tra cứu trên iplib (cổng thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), ta có thể tra cứu nhãn hiệu thông qua công cụ tra cứu nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, thông qua hệ thống văn phòng, tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.

Đường dẫn truy cập vào wipo: https://www.wipo.int/madrid/monitor/en

cách tra cứu cụ thể như sau:

hoặc tìm kiếm bằng từ khóa “wipo” trên google.

Sau đó ấn chọn “Advanced Search” phía bên trái.

  • Bước 2: Chọn tên trường cần tra cứu và điền nội dung tương ứng vào các ô thông tin để tìm kiếm tra cứu nhãn hiệu. Gồm Trademark (tên nhãn hiệu) và Designation (quốc gia được chỉ định), ngoài ra có thể điền thêm thông tin tại “Nice” (nhóm sản phẩm/dịch vụ), “Holder” (chủ sở hữu), Vienna (loại hình)… để sàng lọc nhãn hiệu cần tìm kiếm và đưa ra được kết quả tìm kiếm tối ưu nhất
  • Bước 3: Ấn chọn “Reg. No” (số đăng ký) để xem thông tin chi tiết về đơn nhãn hiệu.

Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục SHTT Việt Nam

Việc tra cứu chuyên sâu sẽ cho phép người tra cứu tra cứu đầy đủ cả 3 phần (Phần hình của nhãn hiệu, Phần chữ của nhãn hiệu và phần mô tả các đặc tính xuất hiện trong nhãn hiệu). Nhờ đó người tra cứu có thể tra cứu được những nhãn hiệu gần nhất so với nhãn hiệu dự định đăng ký, giúp chủ sở hữu có những chỉnh sửa kịp thời, toàn diện và phù hợp nhất. 

Thời gian tra cứu chuyên sâu từ khoảng 2-3 ngày làm việc.

Lưu ý: Kết quả tra cứu chỉ mang tính chất tham khảo. Tránh tình trạng tranh cãi các nội dung trên web với cán bộ có thẩm quyền xử lí hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì lí do đã tra cứu nhãn hiệu trước đó.

Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm đầy đủ mới nhất hiện nay.

Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?

Tra Cứu Nhãn Hiệu

Việc tra cứu nhãn hiệu được xem như bước “tiêm phòng” cần thiết giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?

  •         02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu).
  •         05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. 
  •         Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).
  •         Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.

Đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, cần phải có thêm các tài liệu khác như: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận; bản thuyết minh về tính chất; chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu; bản đồ khu vực địa lý (Nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc; nhãn hiệu chứa địa danh hoặc; dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); tài liệu xác nhận quyền đăng ký…

Bạn muốn đăng ký nhãn hiệu mới? Bạn chưa biết chỗ nào cung cấp dịch vụ uy tín? Tham khảo ngay Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất Hãng Luật Thành Công

Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Luật Thành Công

Với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Luật thành Công đảm bảo cho quý khách hàng các vấn đề sau:

  • Thứ nhất: Soạn thảo hồ sơ đăng ký đúng chuẩn theo quy định pháp luật.
  • Thứ hai: Trực tiếp nộp, theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và thông báo kịp thời tình hình hồ sơ cho quý khách hàng cùng biết và nắm bắt thông tin.
  • Thứ ba: Đảm bảo nộp phí và lệ phí đăng ký đúng đủ theo quy định Pháp luật.
  • Thứ tư: Tư vấn các quy định mới về sử dụng nhãn hiệu trong thời gian bảo hộ.
  • Thứ năm: Hỗ trợ quý khách hàng các thủ tục gia hạn/chuyển giao/chuyển nhượng/các thủ tục khác liên quan đến nhãn hiệu và những vấn đề pháp lý khác liên quan.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu thành công?

Sau khi tra cứu nhãn hiệu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có khả năng đăng ký thành công cao, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
  • 05 bản mẫu nhãn hiệu, thương hiệu
  • Trường hợp sử dụng dịch vụ của Luật Thành công quý khách ký thêm giấy ủy quyền 
  • Các giấy tờ khác có liên quan (tùy từng trường hợp cụ thể)

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ Luật sự chuyên về sở hữu trí tuệ – Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ mới nhất tại Hãng Luật Quốc tế Thành Công, chúc quý bạn đọc bỏ túi thêm được nhiều kiến thức hay về tra cứu nhãn hiệu. Nếu có câu hỏi cần giải đáp xin hãy liên hệ với chúng tôi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710