zalo-icon
phone-icon

Hôn nhân khác đạo được quy định như thế nào ở Việt Nam?

Hôn nhân là một việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người. Những người có tình cảm, yêu thương, muốn gắn bó với nhau thì họ có thể tiến tới hôn nhân để cùng sống chung. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về hôn nhân hợp pháp. Vậy hôn nhân giữa hai người khác tôn giáo, tín ngưỡng, hay còn gọi là hôn nhân khác đạo được pháp luật quy định như thế nào, hãy cùng Luật Thành Công tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hôn nhân khác đạo là gì?

Hôn nhân khác đạo, hay còn gọi là hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một người là Công giáo và một người không phải là người công giáo (hoặc không có đạo)

Hai người khác đạo có lấy nhau được không?

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn giữa các bên: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định; hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện trên thì hai bên có thể lấy nhau, đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề khác đạo giữa hai người không ảnh hưởng đến việc kết hôn của hai bên và Nhà nước, pháp luật không cấm hai người khác đạo lấy nhau hay kết hôn.

Tìm hiểu chi tiết: Mục đích của hôn nhân là gì? Cải thiện mục đích hôn nhân

Hôn nhân khác đạo quy định của pháp luật
Hai người khác đạo có lấy nhau được không

Pháp luật quy định gì về hôn nhân khác đạo?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định pháp luật cụ thể về hôn nhân khác đạo. Luật Hôn nhân gia đình chỉ quy định về các trường hợp cấm kết hôn và các điều kiện kết hôn. Điều 7 Luật Hôn nhân gia đình chỉ quy định chung là trong trường hợp pháp luật   không quy định thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của các bên, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014, không vi phạm điều cấm của luật thì sẽ được áp dụng trong hôn nhân.

Tuy nhiên dù là hôn nhân giữa các chủ thể giống nhau hay khác nhau thì các bên đều phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: Nội dung, các nguyên tắc trong Luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất

Câu hỏi thường gặp về hôn nhân khác đạo

Hôn nhân khác đạo được tiến hành theo thủ tục như thế nào?

Đầu tiên, các bên phải đáp ứng được điều kiện kết hôn, không thuộc các trường hợp cấm kết hôn. Sau đó các bên phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thường là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi các bên cư trú. Sau đó, tùy vào từng lễ nghi, thủ tục của từng tôn giáo mà các bên tiến hành hôn lễ

Ví dụ, đối với hôn nhân mà một bên theo đạo Thiên Chúa giáo, các bên đầu tiên phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, sau đó hai bên đăng ký học lớp giáo lý tiền hôn nhân tại nhà thờ. Sau khi hoàn thành khóa học, sẽ tổ chức lễ cưới tại nhà thờ dưới sự làm chứng của cha xứ và mọi người.

Hậu quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo

Mỗi tôn giáo có một niềm tin khác nhau, vì vậy khi hai người khác tôn giáo kết hôn, tiến tới hôn nhân thì trong đời sống hằng ngày, các thói quen, suy nghĩ về tín ngưỡng có thể mâu thuẫn và xảy ra tranh cãi. Do đó trước khi tiến tới hôn nhân khác tôn giáo, các bên nên tìm hiểu kỹ càng về tôn giáo của bên còn lại, và có thể cảm thông, chia sẻ cho nhau để hôn nhân hạnh phúc.

Người theo đạo Thiên Chúa có được kết hôn với công an không?

Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể tại Điều 8 quy định về các điều kiện kết hôn thì trường hợp trên các bên kết hôn không vi phạm điều kiện kết hôn, không rơi vào các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo quy chế riêng của ngành công an thì người kết hôn với công an phải là người không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền
  • Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù
  • Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ đốc, Tin lành…
  • Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa
  • Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

Liên hệ ngay Dịch vụ tư vấn hôn nhân gia đình nhanh chóng, uy tín để được tư vấn, hỗ trợ

Như vậy thì việc kết hôn giữa người theo Đạo Thiên Chúa và công an là không được và vấn đề này phải phụ thuộc vào kết quả thẩm tra cuối cùng của bên ngành công an đưa ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710