Người sử dụng lao động có được giữ giấy tờ tùy thân, bằng cấp, chứng chỉ gốc của người lao động không?
Ngày nay, hồ sơ tuyển dụng người lao động yêu cầu đầy đủ về các giấy tờ tùy thân, bằng cấp, chứng chỉ nghề…Đây đều là những giấy tờ quan trọng xác minh trình độ của người lao động mà hầu như khi tuyển dụng, người sử dụng lao động đều yêu cầu người lao động nộp trong hồ sơ tuyển dụng.
Tuy nhiên, chính vì đây là giấy tờ quan trọng đối với người lao động nên người sử dụng lao động không có quyền yêu cầu giữ bản gốc của chúng. Nếu trong quá trình tuyển dụng lao động, người sử dụng lao động yêu cầu giữ bản gốc của giấy tờ thì phía công ty đã vi phạm pháp luật, cụ thể đây là một trong những hành vi người sử dụng không được phép thực hiện đối với người lao động được liệt kê Điều 17 Bộ luật năm 2019. Do đó, người sử dụng lao động không có quyền giữ bằng gốc của người lao động.
Có thể bạn quan tâm: Công ty có được phép giữ chứng chỉ của người lao động không?
Xử lý hành vi giữ giấy tờ tùy thân, bằng cấp, chứng chỉ gốc của người lao động
Khi bị người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy, bằng cấp và chứng chỉ gốc của mình, người lao động cần làm những điều sau đây để bảo vệ quyền lợi của theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
Cách 1: Tố cáo
Việc giữ bằng gốc của người lao động là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hành vi giữ bản gốc giấy tờ của người lao động được xem là hành vi trái pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ. Do đó, người lao động hoàn toàn có quyền tố cáo tới Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở bằng phương thức gửi đơn hoặc tố cáo trực tiệp.
Xem thêm: Hành vi giữ bằng gốc người lao động
Cách 2. Khiếu nại.
Theo hướng dẫn tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP, đầu tiên, người lao động phải khiếu nại đến người sử dụng lao động. Việc khiếu nại có thể thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
Người lao động gửi đơn hoặc trực tiếp khiếu nại đến người sử dụng lao động. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày hoặc 40 ngày ( đối với vụ việc phức tạp) kể từ ngày thụ lý.
Nếu quá thời hạn nhưng khiếu nại không được giải quyết hoặc người lao động không đồng ý việc giải quyết khiếu nại của công ty, người lao động có quyền khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình.
Cách 3: Khởi kiện
Mặt khác, vợ của bạn có thể khởi kiện công ty ra Tòa án nhân dân cấp quận nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để làm rõ những tranh chấp trong quan hệ lao động liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện
- CCCD/CMND, hộ khẩu của người lao động
- Tài liệu, chứng cứ liên quan.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền nơi người sử dụng lao động có trụ sở chính.
Bước 3: Thụ lý vụ án
Toà án tiếp nhận hồ sơ và thụ lý vụ án. Tòa án nhân dân giải quyết các vụ việc lao động theo thủ tục tố tụng dân sự tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu phát hiện vi phạm, thanh tra lao động sẽ xử phạt vi phạm và yêu cầu công ty trả lại bằng gốc
Khi kết luận được có hành vi vi phạm của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như sau:
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Ngoài việc bị buộc trả lại bản chính của những giấy tờ đang giữ, người sử dụng lao động còn bị áp dụng hình phạt phạt tiền theo điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền từ 40 – 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).