Mọi cơ sở, hộ kinh doanh ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay thì đều tuân thủ quy định hoạt động phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy nên để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chi phí làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao?
Cách đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu? Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh, thời hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cách xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?…Bạn có thể theo dõi qua bài viết dưới đây của Hãng Luật thành Công.
Căn cứ pháp lý
- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010;
- Nghị đinh 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Nghị đinh 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 05 năm 2013 của Bộ tài chính; quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự kiểm duyệt, thẩm định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp về y tế đối với các cơ sở, đơn vị kinh doanh, cung cấp, sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm cơ sở kinh doanh sản xuất.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là công ty, doanh nghiệp, tổ chức cần phải đáp ứng đầy đủ thông tin về việc đã đăng ký ngành nghề kinh doanh, sản xuất thực phẩm trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Cùng lúc, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại hình sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ thực phẩm. Cụ thể:
Điều kiện đối với những cơ sở chế biến thức ăn và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều kiện đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bao gồm các thủ tục sau:
- Đơn đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao công chứng, chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở, điều kiện vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh trở lên cấp;
- Giấy xác nhận các cá nhân tham gia trực tiếp sản xuất đã được tập huấn qua kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ xin giấy phép an ninh trật tự nhanh gọn uy tín
Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Trình tự phổ thông cho các doanh nghiệp muốn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;
Bước 2: Cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và thẩm xét duyệt hồ sơ (25 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ). Nếu như hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trực tiếp tới cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực tế về các điều kiện cơ sở vật chất về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bước 3: Sau khi công bố kết quả kiểm tra thực tế là cơ sở đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định mẫu.
- Trường hợp kết quả là cơ sở không đủ điều kiện, cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ phản hồi bằng văn bản lại rõ lý do không đủ điều kiện kèm theo thời hạn tái thẩm định ( thời gian phản hồi tối đa là 3 tháng).
- Trường hợp kết quả vẫn là không đủ điều kiện, đoàn đánh giá, thẩm định sẽ lập biên bản và có đề xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền để đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp do cơ sơ không đủ điều kiện.
Xem thêm: Thủ Tục Thành Lập Trung Tâm Ngoại Ngữ Chi Tiết 2024
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu
Theo quy định pháp luật hiện tại, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn là 03 năm tình từ ngày được cấp phép. Hết thời gian này, chứng nhận sẽ không còn hiệu lực áp dụng cho doanh nghiệp
Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp
Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ kinh doanh về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các cơ quan sau:
- Bộ Y tế cấp phép: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấp phép: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
- Bộ Công thương cấp phép: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Chi phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi mà các hộ kinh doanh, cá nhân hay tổ chức luôn muốn biết. Hãy theo dõi phần tiếp theo để có lời giải đáp ngay nhé.
Phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 150.000 ngàn đồng/lần
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm.
Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/lần/cơ sở
Xem thêm: Dịch Vụ Phòng Pháp Chế Thuê Ngoài Uy Tín
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tục gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự xin cấp lần đầu. Vì sau 3 năm, cơ sở vật chất của cơ sở không còn đảm bảo nữa nên cơ quan chức năng vẫn xuống thẩm định như quy trình cấp mới.
Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị chế tài phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh những dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Kèm theo chế tài phạt tiền thì bên sai phạm phải có những Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ sai phạm như sau:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm
Những lưu ý cơ bản về thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là việc đầu tiên chúng ta cần làm. Một Khi cơ sở kinh doanh đã đi vào hoạt động kinh doanh tuy nhiên chưa hoặc không tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì người đó sẽ bị phạt hành chính đối với mức mẹ hoặc sẽ bị phạt tù nếu tỏng trường hợp có tính chất nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Hậu quả khi không xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hậu quả cho việc khi không tiến hành xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã đi vào hoạt động mà cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thì cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; đồng thời mức phạt từ cảnh cáo cho đến phạt hành chính; thậm chí đối ới mức độ nghiêm trọng thì sẽ tiến hành đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật Thành Công
Quý khách đến với dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật Thành Công sẽ được như sau:
- Tư vấn cho khách hàng đầy đủ điều kiện, thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;
- Tiến hành soạn thảo toàn bộ hồ sơ và thay mặt khách hàng để nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trao đổi và cập nhật đầy đủ thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
- Nhận giấy và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu hỏi thường gặp về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong bao lâu?
Có bị phạt nếu không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Cơ sở nào cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm? Khi nào cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ?
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề làm giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu bạn còn vướng mắc nào hãy liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi ngay nhé.