zalo-icon
phone-icon

Quy định và các chính sách dành cho người lao động

Hiện nay người lao động khá quan tâm về những quy định hay các chính sách dành cho người lao động của mình nhưng chưa biết tìm hiểu ở nguồn nào. Vậy nên hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của Luật Thành Công để hiểu rõ hơn nhé. 

Quy định chung về người lao động

Người lao động theo định nghĩa tại Bộ luật Lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động (có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế) theo thỏa thuận, được chi trả lương và chịu sự điều hành, quản lý, giám sát của người sử dụng lao động.

Người lao động có các quyền:

Được làm việc và tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ; không bị phân biệt đối xử hay cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Được tự do chọn việc làm, địa điểm làm việc, được học tập để năng cao trình độ nghề nghiệp cũng như được đối xử công bằng.

Có quyền bảo vệ bản thân tránh những trường hợp như cưỡng bức lao động hay bị quấy rồi tình dục khi làm việc.

Với trình độ, kỹ năng chuyên môn của từng người lao động sẽ được hưởng lương đúng với công sức mình bỏ ra, được làm việc trong điều kiện môi trường lao động an toàn, vệ sinh, trang bị bảo hộ đầy đủ.

Được hương các chế độ nghỉ theo quy định của pháp luật.

Được tham gia, thành lập, hoạt động vào các tổ chức đại diện người lao động cũng như là yêu cầu tham vấn  để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Có quyền từ chối làm việc nếu nhận thấy được nguy cơ rõ ràng đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình làm việc.

Ảnh hưởng đến lợi ích hợp hợp của mình thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Đình công và các quyền khác của pháp luật.

Người lao động có nghĩa vụ:

Đảm bảo quan hệ lao động được thực hiện một cách đầy đủ và theo đúng quy định đã thoả thuận với người sử dụng lao động cũng như là các chính sách pháp luật khác theo quy định.

Bật mí: Cách thanh toán tiền lương cho người lao động 

Tổng hợp các chính sách cho người lao động

Trong quan hệ lao động, vai trò của người lao động là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, có thể thấy họ lại là bên yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Do đó, Nhà nước ta đã thông qua việc ban hành các chính sách với mục tiêu quan tâm đặc biệt đến người lao động nhằm hỗ trợ kịp thời để giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể thực hiện quan hệ lao động một cách hài hòa, thuận lợi, đồng thời đạt hiệu quả cao trong quá trình lao động sản xuất.

Tổng hợp các chính sách cho người lao động

Với mục đích giúp người lao động chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin pháp lý để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích của mình, Hãng Luật Thành Công chia sẻ đến bạn đọc các chế độ, chính sách hỗ trợ cho người lao động của Nhà nước ta hiện nay.

Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH)

Theo quy định tại Bộ Luật Lao động thì bảo hiểm xã hội được coi là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp, đóng góp một phần thu nhập cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hoặc mất đi vì ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thai sản, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ bảo hiểm xã hội

  • Các chế độ của BHXH bắt buộc gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
  • Các chế độ của BHXH tự nguyện gồm: hưu trí và tử tuất.

Cơ sở tính mức hưởng BHXH dựa trên: mức đóng, thời gian đóng BHXH và có sự chia sẻ giữa những người tham gia vào BHXH.

  • Ốm đau: Mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng và bằng từ 50% – 100% mức tiền lương đóng bảo BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
  • Thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Đối với người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở và được hưởng trợ cấp một lần; còn suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp hằng tháng, mức trợ cấp hằng tháng được tính bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

bảo hiểm xã hội cho người lao động

Tìm hiểu thêm :Trường hợp nào nghỉ việc thì không hưởng lương và có hưởng lương 

Chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp

  • Người lao động bị thất nghiệp, đang chênh vênh tìm việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp có thể coi là “phao cứu sinh” giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
  • Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ chính sách bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề cũng như là duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng:

Mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động được xác định theo quy định tại Điều 57 Luật việc làm 2013 như sau:

Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:

Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng

Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

  • Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:

  • Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động. Trừ các trường hợp sau: đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Người lao động trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đã nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
  • Người lao động sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho Trung tâm mà chưa tìm được việc làm. Trừ các trường hợp sau: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết ,…
  • Căn cứ vào số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
  • Khi đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 – 36 tháng thì người lao động sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp.
  • Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng, người lao động được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bằng 12 tháng.
  • Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Mức hưởng hàng tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tìm hiểu: Nếu người lao động là người khuyết tật có những chính sách gì?

Chế độ, chính sách trợ cấp thôi việc

Điều kiện để được hưởng

Đã làm việc liên tục cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên

Đã chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp:

  • Đã hết thời hạn hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng đúng theo thỏa thuận; đã hoàn thành đầy đủ, đúng hạn các công việc theo hợp đồng;
  • Bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo/không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo như thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Người lao động hoặc người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự/mất tích/đã chết.
  • Doanh nghiệp nơi người lao động làm việc chấm dứt hoạt động hoặc được cơ quan có thẩm quyền thông báo không có người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền theo quy định;
  • Người sử dụng lao động (cá nhân, doanh nghiệp) đã đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp theo quy định.

Trừ các trường hợp đã đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc (thời gian) sẽ là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc (tiền lương) là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc theo hợp đồng.

Cách tính trợ cấp thôi việc

Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x Thời gian làm việc x Tiền lương

Chế độ, chính sách trợ cấp mất việc

Trợ cấp mất việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả cho người lao động đã làm việc liên tục cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động.

Chế độ, chính sách trợ cấp mất việc

Các trường hợp người lao động bị mất việc:

  • Vì lý do thay đổi kinh tế hoặc thay đổi cơ cấu, công nghệ;
  • Khi thực hiện các hình thức tập trung kinh tế bao gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê
  • Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc:

Đã làm việc liên tiếp trong thời gian từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động và bị mất việc theo các trường hợp được nêu ở trên;

Mức trợ cấp:

Cứ mỗi năm làm việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động bằng 01 tháng lương. Đối với trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động đã đủ 12 tháng trở lên nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc là ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc (tiền lương):

  • Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi mất việc làm theo hợp đồng.
  • Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương để tính là:
  • Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
  • Trường hợp mà hợp đồng lao động có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ quy định hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể và cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu thì tiền lương làm căn cứ tính là do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng hoặc mức lương được ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
  • Cách tính trợ cấp mất việc:

Tiền trợ cấp mất việc = Thời gian làm việc x tiền lương

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc tương tự như thời gian tính trợ cấp thôi việc được nêu ở mục trên.

Chính sách cho lao động nữ

Ngoài các chính sách chung được nêu ở trên cho người lao động, Nhà nước còn ban hành các chính sách dành riêng cho lao động nữ.

Lao động nữ sẽ có những quyền lợi sau đây:

Được cải thiện điều kiện lao động như phải bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh tại nơi làm việc; khuyến khích áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, phù hợp mong muốn của lao động nữ.

Được hưởng các điều kiện chăm sóc y tế cũng như sức khỏe như sau:

  • Khi khám sức khỏe định kỳ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản;
  • Trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày, tối thiểu 03 ngày/tháng; thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương.
  • Lao động nữ đang nuôi con dưới 01 tuổi được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi; thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương.

Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận việc tiếp tục công việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Được người sử dụng lao động hỗ trợ thành lập và xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc được hỗ trợ một phần chi phí để gửi trẻ, mẫu giáo. Mức hưởng và thời gian hỗ trợ do người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện lao động nữ.

Ngoài các chính sách cơ bản trên, hiện tại Nhà nước đã ban hành thêm nhiều chính sách hỗ trợ người lao động như:

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Chính sách này được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/3/2022 theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg. Theo đó, người lao động sẽ được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà nếu đáp ứng đủ các điều kiện.

  • Đối tượng và điều kiện để được nhận hỗ trợ

Theo Quyết định thì có hai đối tượng được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà gồm:

  • Người lao động đang thuê nhà, thuê trọ, làm việc trong doanh nghiệp;
  • Người lao động quay trở lại tham gia vào vào thị trường lao động.

Tại Điều 1 Quyết định này nêu rõ phạm vi chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu kinh tế trọng điểm và tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định:

  • Khu công nghiệp là khu có ranh giới địa lý đã được xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp, thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
  • Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu.
  • Khu kinh tế trọng điểm gồm khu kinh tế (khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu) và 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc 04 vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang.

Tìm hiểu ngay: Lao động nữ sinh con được hưởng những chế độ gì?

Theo đó, người lao động đang làm việc hoặc quay trở lại làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu vực kinh tế trọng điểm của 24 tỉnh, thành phố nêu trên và đáp ứng thêm các điều kiện sau đây thì được hưởng hỗ trợ tiền thuê nhà:

  • Thuê nhà, ở trọ từ 01/02 – 30/6/2022 với người đang làm ở doanh nghiệp, từ 01/4 – 30/6/2022 với người quay trở lại làm việc.
  • Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên, ký và thực hiện từ 01/4/2022 (lao động đang làm trong doanh nghiệp) hoặc từ 01/4 – 30/6/2022 (lao động quay trở lại làm việc).
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước khi lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
  • Mức hỗ trợ

Căn cứ vào Điều 5 và Điều 9 Quyết định 08/2022/QĐ/CP quy định mức hỗ trợ người lao động như sau:

(i) Đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp: 500.000 đồng/người/tháng trong tối đa 03 tháng tương đương 1,5 triệu đồng/người lao động.

(ii) Đối với người lao động quay trở lại làm việc: 01 triệu đồng/người/tháng trong tối đa 03 tháng, tương đương 03 triệu đồng/người lao động.

Như vậy, đối tượng đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì người lao động ở 24 tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà 1,5 triệu đồng/người với lao động đang làm ở doanh nghiệp và 03 triệu đồng/người với lao động quay trở lại làm việc.

Tăng giờ làm thêm tối đa lên đến 60 giờ/tháng

Kể từ ngày 01/4/2022, tăng giới hạn thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng và trong năm so với BLLĐ 2019. Qua đó, giúp cho NLĐ có thể tăng thêm thu nhập, giải quyết các vấn đề tài chính cũng như là trang trải bớt khó khăn trong cuộc sống.

Cụ thể, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm và được làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng của người lao động, trừ các trường hợp sau đây:

  • NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
  • NLĐ là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
  • NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Không áp dụng quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm đối với ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

  • Sản xuất, gia công các sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản để xuất khẩu;
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
  • Trường hợp đòi hỏi lao động giải quyết các công việc có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
  • Trong trường hợp công việc khẩn cấp không thể trì hoãn do thời vụ, nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết các vấn đề phát sinh do các yếu tố khách quan không lường trước được, hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.

Chính sách tăng lương tối thiểu vùng

Kể từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành cho lao động trên cả nước. Cụ thể tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng mới được quy định, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

 (đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000 (tăng thêm 260.000 đồng)

22.500

Vùng II

4.160.000 (tăng thêm 240.000 đồng)

20.000

Vùng III

3.640.000 (tăng thêm 210.000 đồng)

17.500

Vùng IV

3.250.000 (tăng thêm 180.000 đồng)

15.600

Ngoài việc quy định tăng mức lương tối thiểu vùng theo tháng, Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu vùng theo giờ. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho những người lao động đang làm việc bán thời gian.

Việc tăng mức lương tối thiểu vùng này cũng dẫn đến, tiền lương tối thiểu khi điều chuyển công việc, tiền lương ngừng việc, tiền trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động cũng tăng theo cũng như là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng có sự điều chỉnh tăng tương ứng.

Tăng tiền lương tháng đóng BHXH, BHTN, BHYT tối đa

  • Người lao động làm công việc trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.
  • Người lao động làm những công việc nặng nhọc, có môi trường độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
  • Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

Tiết lộ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động ngay tại đây !

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, mức tiền lương tính đóng BHXH, BHYT, BHTN tối thiểu của người lao động cũng sẽ tăng tương ứng theo.

Tăng tiền lương tháng đóng BHTN tối đa như sau:

  • Vùng I: 93.600.000 đồng
  • Vùng II: 83.200.000 đồng
  • Vùng III: 72.800.000 đồng
  • Vùng IV: 65.000.000 đồng

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Quy định này áp dụng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

  • Vùng I: 23.400.000 đồng
  • Vùng II: 20.800.000 đồng
  • Vùng III: 18.200.000 đồng
  • Vùng IV: 16.250.000 đồng

Người lao động được tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp từ 15/7/2022

Trước đây, cư dân không được phép sinh sống trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chỉ trong một số trường hợp cần thiết, các nhà quản lý, điều hành, chuyên gia nước ngoài mới được tạm trú tại các công ty trong khu công nghiệp, khu xuất khẩu.

Nhưng bây giờ theo nghị định mới của Chính phủ liên quan đến quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Cụ thể, tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2022 thì sẽ cho phép người lao động được tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó:

  • Tạm trú và cư trú theo Luật Cư trú đối với chuyên gia và người lao động Việt Nam;
  • Tạm trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của công dân nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ sở để tạm trú, lưu trú được xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp, nhưng cơ sở lưu trú phải bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710