zalo-icon
phone-icon

Sổ tay hướng dẫn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là gì? Cách thức xác định hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ được xác định như thế nào? Địa chỉ cục sở hữu trí tuệ ở đâu tại TPHCM? Bạn hãy tìm hiểu thông tin dưới nội dung bài viết này để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là tài sản trí tuệ do bộ óc của con người tạo nên. Đó là tác phẩm âm nhạc, văn học, phần mềm máy tính, các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích,…Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm sáng tạo nói trên.

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sau:

Đối tượng quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan 

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
 
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
 

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
 
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Ý nghĩa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Tránh sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ một sản phẩm nào mới vào thị trường và thu hút được khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị những đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ được hưởng lợi từ những việc như tiết kiệm về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường của họ lớn hơn, có quan hệ tốt với bên phân phối chính hoặc họ tiếp cận được với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn và từ đó, họ có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với sảm phẩm của mình nhưng với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc.
 
Và chính sự cạnh tranh này sẽ đẩy người sáng tạo đầu tiên ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư chỉnh chu vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại càng được hưởng lợi từ kết quả đầu tư công sức nhà sáng tạo bỏ ra đó và đối thủ chẳng mất một nguồn lực nào cho thành quả sáng tạo, sáng chế của người sáng tạo đầu tiên.
 
Đây là lý do quan trọng duy nhất để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo, sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ những độc quyền sử dụng, sở hữu sáng chế, tác phẩm văn học nghệ thuật kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và các tài sản vô hình khác. Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại nhiều quyền lợi và quyền sở hữu đối với tác phẩm sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế sự phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.
 

Bảo vệ tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:
  • Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng.
  • Tài sản vô hình: gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.
Theo quan niệm xua nay thì tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một công ty doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây thì điều này đã được thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức đang nhận ra rằng những tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình và cần được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh hiện nay đang thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc sáng tạo ra sản phẩm và kiểu dáng mới và quảng bá nhãn hiệu của mình để thu hút khách hàng.
 
Thì như vậy thì việc sản phẩm được thiết kế một nơi việc sản xuất các sản phẩm lại được thực hiện ở nơi khác. Vậy nên đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ (ví dụ, danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu độc quyền các công nghệ quan trọng hoặc các kiểu dáng hấp dẫn) yếu tố chính cho thành công của họ  mang lại có giá trị rất cao.
 
Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ là điều rất quan trọng và mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, và biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định.
 
Quay trở lại ví dụ nêu trên, doanh nghiệp sẽ thuê gia công để sản xuất sản phẩm của mình và mở rộng hoạt động của mình, các đối tượng để bán chính trong sản phẩm của họ là kiểu dáng sáng tạo, các công nghệ và/hoặc nhãn hiệu độc quyền – tất cả những đối tượng đó đều là tài sản tư hữu độc quyền nhờ việc sử dụng có hiệu quả việc bảo hộ do hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại. Nói tóm lại, bảo hộ sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên “hữu hình hơn một chút” bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền.

Hướng dẫn tra cứu đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Có 2 cách để tra cứu đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu: 

Cách 1: Tra cứu trực tuyến

Truy cập vào địa chỉ website: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/

  • Bước 1: Nhập điều kiện tìm kiếm
  • Bước 2: Nhấn nút “ Tìm kiếm” để xem danh sách kết quả, để xem những ai đã đăng ký tra cứu nhãn hiệu đăng ký SHTT.

Tuy nhiên, với cách tra cứu trực tuyến này tuy được miễn phí và tra cứu nhanh chóng nhưng độ chính xác không cao. Do đó, quý khách nên tra cứu có đối chứng trước khi tiến hành thủ tục bảo hộ.

Cách 2: Tra cứu có đối chứng (nộp bộ hồ sơ tra cứu)

  • Tìm ra nhãn hiệu đối chứng để đánh giá khả năng phân biệt của đối chứng, tìm được các dấu hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Kiểm tra xem những dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự nhau dễ gây nhầm lẫn với đối chứng sẽ không được đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về quyền SHTT.
  • Cho phép tra cứu đối chứng gồm phần hình và phần chữ của nhãn hiệu để mức độ chính xác cao hơn.

Cách thức xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo Nghị định 105/2006/NĐ-CP tại Điều 5 quy định: Hành vi xâm phạm quyền SHTT là những hành vi sau:

quyền sở hữu trí tuệ

Hành vi bị xem xét, bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 khi có đủ các căn cứ sau đây:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT.
  • Có yếu tố xâm phạm đối tượng bị xem xét.
  • Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
  • Những người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép và  cũng không phải là chủ thể quyền SHTT được quy định tại Điều 25, 26, 32, 33 và tại khoản 3 Điều 133, 124, khoản 2 Điều 137, 145, 190, 195 của Luật sở hữu trí tuệ.

Mẫu thông báo, cảnh báo vi phạm sở hữu trí tuệ

Mẫu thư thông báo, cảnh báo vi phạm SHTT là mẫu như sau:

mẫu thư cảnh báo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tham khảo ngay: Dịch Vụ Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ

Địa chỉ cục sở hữu trí tuệ TP.HCM

Địa chỉ văn phòng đại diện cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh tại:

Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Phó trưởng phụ trách Văn phòng: Ông Trần Giang Khuê

Điện thoại : (028) 3920 8483 – 3920 8485     Fax: (028) 3920 8486

Email: vanphong2@noip.gov.vn

Tài khoản số: 3511.0.1093216.00000 tại Kho bạc Nhà nước quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi và bổ sung năm 2009 như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính:

Những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi sau:

  • Thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả mạo về SHTT;
  • Sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, tàng trữ tem, nhãn hiệu giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Xử lý hình sự:

Hành vi bị xử lý hình sự là các hành vi:

  • Các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
  • Hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
  • Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được sự cho phép của tác giả, chủ thể liên quan.

xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xem thêm: Xử Lý Vi Phạm Sở Hữu Trí Tuệ

Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (có sửa đổi, bổ sung 2009) giới hạn quyền SHTT được quy định như sau:

  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định.
  • Thực hiện quyền SHTT đảm bảo không được xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của cá nhân và không được vi phạm quy định của pháp luật có liên quan.
  • Trường hợp nhằm bảo vệ mục tiêu an ninh, quốc phòng, lợi ích của Nhà nước. Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu thực hiện quyền của mình. Hoặc buộc chủ thể phải cho phép cá nhân khác sử dụng 1 hoặc 1 số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với các sáng chế thuộc bí mật của Nhà nước cần phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, việc bảo hộ quyền SHTT cần được đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ do Nhà nước ban hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710