zalo-icon
phone-icon

Các khoản thuế phải nộp và thủ tục sau khi thành lập công ty

Bên cạnh việc kinh doanh thì câu hỏi quan trọng không kém mà các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp quan tâm là: Kinh doanh phải đóng thuế gì? Các khoản thuể phải nộp khi thành lập công ty ra sao? Đóng thuế như thế nào?

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được cấp mã số thuế tức là đã thành lập công ty sẽ phải đóng thuế, các loại thế và mức đóng như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế.

Các khoản thuể phải nộp khi thành lập công ty

Vậy những loại thuế nào doanh nghiệp cần phải đóng khi thành lập công ty? Dưới đây là những loại thuế bắt buộc phải nộp theo quy định của pháp luật:

Các khoản thuế phải nộp khi thành lập công ty

Thuế môn bài:

Loại thuế này mỗi năm phải nộp 1 lần căn cứ theo mức vốn điều lệ, tùy vào thời điểm thành lập nếu bạn thành lập công ty sau 30/6 bạn chỉ phải nộp ½ mức thuế theo biểu thuế quy định theo mức sau:

  • Mức 1: vốn điều lệ đăng ký từ 10 tỷ trở xuống: thuế môn bài phải nộp là 2 triệu/năm.
  • Mức 2: vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 3 triệu/năm.
  • Mức đóng thuế môn bài dành cho đơn vị hạch toán phụ thuộc như: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, kho hàng là 1 triệu/năm.

Lưu ý: trường hợp doanh nghiệp thành lập sau thời điểm 30/6 chỉ phải nộp ½ mức thuế môn bài nêu trên.

Xem thêm: Thủ tục khai thuế ban đầu 

Thuế giá trị gia tăng:

Thuế GTGT hay còn gọi là thuế VAT, thuế nay phải nộp khi doanh nghiệp hoạt động có phát sinh doanh thu trên hóa đơn đỏ.

Mức thuế này đóng dựa vào doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra xuất từ hóa đơn đỏ, và lượng doanh thu hàng hóa dịch vụ của hóa đơn đỏ mua vào của công ty.

Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN phát sinh phải đóng khi kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp kinh doanh có lãi/lời. Loại thuế này doanh nghiệp cần kê khai và nộp theo từng quý, tới cuối năm sẽ nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm với mức thuế suất là 20%.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp các loại thuế khác như: thuế môi trường, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (tuy nhiên, các loại thuế này chỉ phải nộp khi doanh nghiệp hoạt động có liên quan tới lĩnh vực trên, không phải doanh nghiệp nào cũng đóng); thuế sử dụng đất khi doanh nghiệp có thuê đất của nhà nước.

Không những hỗ trợ trọn gói quy trình thành lập doanh nghiệp, Hãng Luật Thành Công cung cấp dịch vụ kế toán – thuế, hỗ trợ vấn đề pháp lý sau khi thành lập để công ty hoạt động đúng quy định pháp luật.

Bạn còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí.

Tham khảo ngay:

Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Các ngành nghề không được phép đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất 2022

Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Những thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp

Đến đây, bạn có nghĩ rằng đã nắm bắt đủ thông tin để có thể tự thành lập và quản lý công ty chưa?

Các khoản thuể phải nộp khi thành lập công ty

Nếu chưa, Hãng Luật Thành Công lưu ý bạn “6 VẤN ĐỀ” cần phải biết sau khi thành lập như sau:

  • Theo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính: sau khi thành lập công ty phải tiến hành treo Bảng hiệu tại trụ sở chính của Công ty. Nội dung bảng hiệu Công ty ít nhất phải bao gồm các thông tin: Tên công ty, mã số công ty, địa chỉ trụ sở công ty.

Xem thêm: Cách đặt tên công ty

  • Mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng: Liên hệ với một trong các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam để mở tài khoản Ngân hàng cho công ty.
  • Mua thiết bị chữ ký số (Token) để khai thuế điện tử: Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với công ty và được thừa nhận về mặt pháp lý. Doanh nghiệp bắt buộc phải mua thiết bị chữ ký số và đăng ký với cơ quan thuế quản lý để thực hiện các nghiệp vụ về kế toán – thuế cho công ty.
  • Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế.
  • Mua hoá đơn và thông báo phát hành hoán đơn GTGT (VAT) cho công ty: Hiện nay, các cd Doanh nghiệp được khuyến khích ưu tiên sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, sau khi đặt mua hóa đơn GTGT (VAT), Công ty phải làm thủ tục nộp thông báo phát hành hóa đơn GTGT với cơ quan thuế trước khi sử dụng.
  • Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện)

Tìm hiểu thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710