zalo-icon
phone-icon

Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty

Khi thành lập bất cứ điều gì cũng đều có những thuận lợi và khó khăn riêng của nó cả. Thành lập công ty cũng vậy, theo dõi ngay bài viết Luật Thành công dưới đây để biết những thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty là gì.

Quy trình, thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Lựa chọn các điều kiện thành lập công ty

Những điều khi thành lập công ty:

  • Điều kiện về người thành lập công ty
  • Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
  • Điều kiện về loại hình công ty
  • Điều kiện về trụ sở chính của công ty
  • Điều kiện về tên doanh nghiệp
  • Điều kiện về vốn điều lệ
  • Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Xem thêm:

Loại hình doanh nghiệp

Cách đặt tên doanh nghiệp

Các loại ngành nghề kinh doanh

Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty

Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu làm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào các quy định tại Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp, theo đó tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ công ty cần phải chuẩn bị bao gồm:

  1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  2. Dự thảo điều lệ công ty tùy theo loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần) theo luật Doanh nghiệp 2020;
  3. Danh sách thành viên (Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần);
  4. Bản sao y, công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của công ty, chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên, các thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, các cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần, người đại diện theo ủy quyền;
  5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài;
  6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy ủy quyền cho đại diện đứng tên trên phần vốn góp/cổ phần của tổ chức góp vốn (nếu có);

Tìm hiểu thêm về: 

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

* Lưu ý: Để giúp bạn hoàn thiện một bộ hồ sơ doanh nghiệp, chúng tôi cho bạn một vài lưu ý sau.

  • Các chứng từ: Giấy đề nghị, danh sách thành viên/cổ đông công ty phải soạn đúng biểu mẫu, hình thức theo quy định pháp luật tại Thông tư 01/2021/TT-BKHDT ban hành ngày 16/03/2021;
  • Trường hợp chủ công ty không trực tiếp đi đăng ký mà nhờ người khác đi giúp, chủ công ty cần làm giấy ủy quyền cho người đi nộp giúp; đồng thời người nộp giúp cần mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu bản sao y công chứng để bổ sung vào hồ sơ;
  • Khi cung cấp thông tin trong hồ sơ thành lập công ty, cần cung cấp đầy đủ, chính xác theo CMND/CCCD/ Hộ chiếu hoặc các giấy tờ pháp lý khác trong hồ sơ. Trường hợp địa chỉ hộ khẩu thường trú đã thay đổi nhưng CMND/CCCD/Hộ chiếu chưa cập nhật thì vẫn cung cấp thông tin theo CMND/CCCD/Hộ chiếu;
  • Thông tin về kế toán trưởng theo quy định pháp luật là bắt buộc, tuy nhiên thực tế khi thành lập, nếu doanh nghiệp chưa có kế toán thì có thể không kê khai ở giai đoạn này và bổ sung hồ sơ sau khi có kế toán viên;
  • Theo quy định mới tại Luật doanh nghiệp 2020, thông tin về số điện thoại của doanh nghiệp là bắt buộc. Do đó, doanh nghiệp lưu ý kê khai để tránh trường hợp hồ sơ trả về vì thiếu thông tin. Tuy nhiên, nếu chưa có số điện thoại doanh nghiệp, bạn vẫn không nên dùng số điện thoại của chủ doanh nghiệp làm số điện thoại của công ty bởi vì số điện thoại công ty sẽ được công bố trên cổng thông tin quốc gia, điều này có thể dẫn đến việc bạn bị làm phiền bởi các bên dịch vụ liên tục gọi để bán hoặc giới thiệu dịch vụ;
  • Đối với các giấy tờ pháp lý của tổ chức nước ngoài thì phải hợp thức hóa lãnh sự.

Bước 3: Làm thủ tục khắc con dấu cho doanh nghiệp mới thành lập

Hiện nay, theo luật Doanh nghiệp 2020 thì bạn không cần phải công bố mẫu dấu hay đăng tải mẫu dấu với Sở kế hoạch và đầu tư như những năm trước đó nữa.

Con dấu được doanh nghiệp tự quy định về việc hình dạng ra sao, có màu gì, sử dụng trong trường hợp nào,… Tuy nhiên, việc khắc dấu phải do các Công ty chuyên khắc dấu thực hiện, do đó bạn cần liên hệ đến các cơ sở này để được khắc dấu đúng theo quy định pháp luật.

Bước 4: Công bố mẫu dấu cho doanh nghiệp mới thành lập

Dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu chứa những thông tin cơ bản của doanh nghiệp (tên, mã số doanh nghiệp) để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Con dấu của doanh nghiệp thường được sử dụng để đóng vào các giấy tờ, hồ sơ tài liệu do doanh nghiệp ban hành hoặc có sự tham gia kí kết của doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định về thủ tục công bố mẫu dấu doanh nghiệp. Do đó, những doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/01/2021 trở đi không cần phải công bố mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện thủ tục bắt buộc đó là công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp.

Có thể ban quan tâm: Thủ tục thành lập công ty mới nhất

Những thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty

THUẬN LỢI

Các công ty lớn với thời gian hoạt động lâu năm sẽ có những kế hoạch và kinh nghiệm để đẩy mạnh hoạt động của mình trên thị trường. Cùng nguồn khách hàng đều đặn, thương hiệu có sẵn, rất khó để các công ty nhỏ, mới thành lập có thể cạnh tranh lại. Tuy nhiên, do vừa mới thoát khỏi sự khủng hoảng, các khó khăn vẫn còn đe dọa rất nhiều đến các doanh nghiệp lớn vì bộ máy, doanh số bị giảm sút nhiều, số công nợ, tiền lãi ngân hàng, hàng tồn kho…và rất nhiều thách thức cần giải quyết, nếu không thể vượt qua có thể bị phá sản hoặc giải thể .

Trong khi đó, các công ty mới thành lập mặc dù chưa có thương hiệu hay tài chính lớn nhưng lại ít gặp các vấn đề liên quan đến tài chính vì đã được hoạch định rõ ràng. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu này, các công ty này vẫn đang chủ động được tất cả, không bị hàng tồn kho, công nợ,…và các nhà lãnh đạo, nhân viên rất nhiệt huyết khi mới khởi nghiệp. Bộ máy nhân sự ít cũng rất thuận lợi vì dễ xử lý, kiểm soát hoạt động

KHÓ KHĂN

Vốn và cơ sở vật chất

Khi thành lập công ty và đưa công ty hoạt động, Doanh nghiệp phải có vốn cơ sở vật chất đủ vững để có thể vận hành công ty một cách tốt nhất. Vốn này bao gồm hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng nếu có, kho bãi và trang thiết bị cần thiết cho những nơi này; dây chuyền công nghệ sản xuất và tất nhiên không thể thiếu đội ngũ nhân lực vận hành.

Xem thêm: Doanh nghiệp

Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, giá trị bất động sản liên tục thay đổi, đưa ra nhiều thách thức, cân nhắc đầu tư là những khó khăn khi thành lập công ty mà nhà đầu tư gặp phải. Với những doanh nghiệp lớn thì việc tìm kiếm địa điểm kinh doanh cũng như đầu tư cơ sở vật chất là tương đối đơn giản. Ngược lại việc tìm một địa chỉ lâu dài , uy tín và phù hợp hoạt động kinh doanh cũng như mức giá cho các doanh nghiệp nhỏ là tương đối khó khăn.

Ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh

Đây thường là câu hỏi đầu tiên mỗi khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp mới. Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh có thể nghĩ ra nhưng việc thực hiện và biến nó thành thành công hiện thực thì không phải là điều dễ dàng. Với ý tưởng cũ, nhiều người đã thực hiện thì lại thành công hơn. Do vậy việc chuẩn bị cho mình một ý tưởng kinh doanh cũng như chiến lược hợp lý sẽ là tiền đề thành công đầu tiên, là phương hướng và mục tiêu để tiến tới thành công ý tưởng. Việc chuẩn bị ý tưởng cũng là cách để xem xét kỹ mức độ khả thi, đánh giá những yếu tố liên quan tác động đến quá trình thực hiện, lường trước được thuận lợi và khó khăn mình sẽ gặp phải.

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp mới

Bên cạnh đó cũng cần xem xét, chuẩn bị các nội dung khác trước khi thành lập công ty như: cách đặt tên công ty như thế nào, trụ sở công ty ở đâu? lựa chọn loại hình doanh nghiệp , số vốn góp? xác định thành viên cổ đông và người đại diện pháp luật…

Vấn đề nguồn nhân lực

Sau khi thành lập công ty, vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp chính là tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với công ty là điều không phải dễ dàng tuy rằng chất lượng đào tạo nhân lực trong nước có nâng cao hơn. Một yếu tố ta phải đắn đo, đó là với người có chuyên môn cao thì đồng nghĩa mức lương trả cho người đó phải tốt hơn; nhưng nếu người không có chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản thì doanh nghiệp lại mất chi phí thời gian và tiền bạc đề đào tạo lại.

Do vậy vấn đề nguồn nhân lực cũng là một trong những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp mới mà bạn cần lưu ý. Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng, có tính quyết định tới khả năng thành công của doanh nghiệp đó.

Vấn đề về quản lý

Bạn cần có chuyên môn quản lý tốt nếu muốn làm chủ doanh nghiệp thành công và điều khiển, quản lý công ty vận hành hiệu quả. Ngoài ra cần xây dựng mô hình hoạt động công ty cũng như bộ máy quản lý tốt, linh động, sáng tạo với tổ chức cụ thể.

Với những thông tin trên hy vọng có thể hữu ích cho quý nhà đầu tư khi muốn thành lập công ty mới, bước những nấc thang đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mọi thắc mắc của bạn, có thể liên hệ với chúng tôi để tư vấn miễn phí, chúng tôi sẽ trợ giúp bạn một cách chuyên nghiệp và nhiệt tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710