zalo-icon
phone-icon

Trình tự, thủ tục ly hôn (đơn phương/thuận tình) có yếu tố nước ngoài

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LY HÔN (ĐƠN PHƯƠNG/THUẬN TÌNH) CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn

Hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc thuận tình ly hôn;
  • Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Sổ hộ khẩu (Bản sao chứng thực);
  • Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng (Bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (Bản sao chứng thực);
  • Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản yêu cầu phân chia như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản sao chứng thực), giấy đăng ký xe (Bản sao chứng thực),… (Các tài liệu do các tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp thức hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng việt theo quy định của pháp luật).
  • Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;
  • Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Có thể bạn quan tâm: Xác định nơi nộp đơn ly hôn đối với đơn phương ly hôn 

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn cứ trú hoặc làm việc; Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (Điểm a, Khoản 1, Điều 40; Khoản 3, Điều 35 và Điểm a, Khoản 1, Điều 37 BLTTDS 2015);
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết quyết (Điểm c, Khoản 1, Điều 40 BLTTDS 2015);
  • Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (Khoản 4, Điều 35 BLTTDS 2015).

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Bước 3: Kiểm tra đơn khởi kiện

Tòa án sẽ kiểm tra đơn khởi kiện và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người nộp đơn (Trình tự thủ tục giống với thủ tục ly hôn (đơn phương/thuận tình) không có yếu tố nước ngoài)

Tìm hiểu thêm: Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng 

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí

Căn cứ thông báo của Tòa án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp tỉnh và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án (Trình tự thủ tục giống với thủ tục ly hôn (đơn phương/thuận tình) không có yếu tố nước ngoài).

Bước 5: Tòa án thụ lý vụ án

Tòa án thụ lý vụ ántiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn và ra Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án (Trình tự thủ tục giống với thủ tục ly hôn (đơn phương/thuận tình) không có yếu tố nước ngoài).

Bước 6: Nộp án phí (Giống với mức ly hôn (đơn phương/thuận tình) không có yếu tố nước ngoài).

* Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Xem thêm: Tội Vi Phạm Chế Độ Một Vợ, Một Chồng: Hiểu Để Không Bị Đi Tù

Thời gian Ly hôn có yếu tố nước ngoài:

  • Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn: Khoảng từ 01 đến 04 tháng;
  • Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn: Khoảng từ 04 đến 06 tháng (cấp sơ thẩm). Nếu bị đơn vắng mặt hoặc có tranh chấp tài sản chung thì thời gian này có thể được gia hạn. Cấp sơ thẩm có kháng cáo thì thời gian giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thường kéo dài khoảng từ 03 đến 04 tháng;

Trong trường hợp bị đơn vắng mặt thì thời gian giải quyết ly hôn sẽ kéo dài từ 12 đến 24 tháng do Tòa án phải tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp.

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ: 0931.060.668 Dịch vụ tư vấn pháp lý

Hãng Luật Thành Công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710