An toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam đang là vấn đề hết sức báo động đỏ, bài viết này TC Lawyers sẽ phân tích về thực trạng này như sau:
Thực Trạng An toàn Thực phẩm Hiện Nay
Thực phẩm bẩn đang tràn lan ngoài thị trường
Các thực phẩm không đảm bảo về chất lượng,không rõ nguồn gốc khiến nhiều người tiêu dùng khó để lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn.
Sự dễ dãi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm để sử dụng
Ngày càng có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo
Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong việc trồng trọt, sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi.
Những hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản và sử dụng nhiều loại chất tẩy trong thực phẩm
Có thể bạn quan tâm: Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay
Quy trình chế biến không nghiêm ngặt hay do nhiễm độc từ
Môi trường sản xuất, kinh doanh không đảm bảo vệ sinh
Sử dụng nước thải sinh hoạt trong chế biến
Nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho các hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh trong rau, củ, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không được rõ nguồn gốc … gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu.
Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh không bảo đảm vệ sinh, máy móc không đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước.
Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng như thế nào?
Giải pháp an toàn thực phẩm hiện nay
Về phía Nhà nước
Cần ban hành những quy định mới phù hợp với thực tiễn, trong thời gian đó cần điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.
Hơn nữa, cần đưa ra những chính sách nhằm ngăn chặn các loại thực phẩm nguy hại đến sức khỏe được nhập khẩu vào nước ta.
Các cơ quan có thẩm quyền cần phải tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp nếu có vi phạm cần phải nghiêm khắc xử lý hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm để không tái phạm và răn đe những cơ sở kinh doanh sản xuất khác.
Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
Về phía Nhà sản xuất
Nhà sản xuất, kinh doanh cần phải có những biện pháp để sản xuất, kinh doanh đúng quy định và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, công nhận.
Nhà sản xuất, kinh doanh cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh đừng vì lợi ích riêng hay lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng hơn thế nữa là gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Về phía người tiêu dùng
Về phía người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm. Thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để bảo đảm vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm chất lượng kém ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện có những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm để kịp thời ngăn chặn, giải quyết hành vi vi phạm.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là điều kiện bắt buộc phải có đối với những đối tượng sản xuất kinh doanh theo quy định phải xin cấp giấy phép. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận này cần phải bổ sung ngay.
Các câu hỏi thường gặp về vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở doanh nghiệp của bạn có thuộc vào đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp:
- a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- c) Sơ chế nhỏ lẻ;
- d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- g) Nhà hàng trong khách sạn;
- h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
- k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Không xin giấy phép an toàn thực phẩm có bị xử lý không?
Trong trường hợp không xin giấy phép an toàn thực phẩm, theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật như trên.
Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật thì bị Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Tham khảo thêm thông tin: Thủ Tục Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Phải Được Phép Của Cơ Quan Nhà Nước
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là gì?
Theo quy định hiện nay, đối với những cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là:
Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về đảm bảo an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm;
Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là gì?”
Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.