zalo-icon
phone-icon

Thủ tục thành lập công ty đo đạc

Bạn muốn thành lập công ty đo đạc và bản đồ nhưng bạn còn thắc mắc về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty đo đạc và bản đồ? Không biết phải làm gì? Đừng lo lắng, kinh nghiệm thành lập công ty khảo sát được chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này để đăng ký kinh doanh thành công.

Nội dung hoạt động đo đạc khi thành lập công ty đo đạc

Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định được vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý. Hoạt động đo đạc bao gồm:

  • Thiết lập hệ tọa độ quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia.
  • Thiết lập số liệu hệ thống các mạng lưới đo đạc quốc gia.
  • Xây dựng hệ thống dữ liệu hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám và ảnh hàng không.
  • Vận hành, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về nền địa lý; thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
  • Đo đạc và bản đồ về đường biên giới quốc gia.
  • Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính khu vực.
  • Chuẩn hóa địa danh.
  • Vận hành, xây dựng, công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty môi giới bất động sản mới nhất 2023

Điều kiện thành lập công ty đo đạc và bản đồ như thế nào?

Bước đầu tiên doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh về đo đạc và bản đồ.

Để được hoạt động ngành nghề kinh doanh về đo đạc và bản đồ thì đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người phụ trách kỹ thuật, kinh doanh chính về lĩnh vực này phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ. Có thời gian hoạt động thực tế tối thiếu nhất là 05 năm trở lên, phù hợp với ít nhất một số nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật. Và người phụ trách chính không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
  • Số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo trình độ về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp phép theo quy định của pháp luật;
  • Có công nghệ, cơ sở, vật chất kỹ thuật, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định pháp luật trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc trong nội dung đề nghị cấp giấy phép.
Điều kiện thành lập công ty đo đạc
Điều kiện thành lập công ty đo đạc – bản đồ

Chia sẽ kinh nghiệm thành lập công ty đo đạc 

Kinh nghiệm khi thực hiện thành lập công ty đo đạc

Kinh nghiệm trước khi thành lập công ty hoạt động về lĩnh vực đo đạc và bản đồ:

  • Lựa chọn tên công ty đúng quy định pháp luật và phù hợp khi kinh doanh về lĩnh vực đo đạc và bản đồ
  • Kê khai vốn điều lệ đăng ký hợp lý
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính về lĩnh vực đo đạc và bản đồ
  • Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp đúng quy định
  • Chọn người đại diện pháp luật phù hợp với ngành nghề đo đạc và bản đồ
  • Cân nhắc, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp ngành nghề đo đạc và bản đồ

Kinh nghiệm cần chuẩn bị những thông tin trước khi thành lập công ty

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần phải chuẩn bị các thông tin sau:

  • Lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu cần đăng ký (Công ty TNHH 1TV, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần..)
  • Đại diện pháp luật, người phụ trách kinh doanh lĩnh vực đo đạc và bản đồ phải đáp ứng được các điều kiện như đã nêu trên mới được phép kinh doanh;
  • Địa chỉ nơi đặt trụ sở không nằm trong các diện quy hoạch, chưa được cấp phép xây dựng…
  • Chuẩn bị mức vốn điều lệ đăng ký doanh nghiệp
  • Đăng ký các ngành nghề kinh doanh liên quan đến lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh

Khi soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty có hoạt động chính về lĩnh vực đo đạc và bản đồ, cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Để được cấp phép kinh doanh chính về lĩnh vực đo đạc và bản đồ, nên lựa chọn người phụ trách kinh doanh chính làm địa diện pháp luật để thuận tiện trong việc xin cấp phép hoạt động lĩnh vực đo đạc và bản đồ tại cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Lựa chọn được loại hình doanh nghiệp kinh doanh để thuận tiện trong việc quản lý cấp phép và huy động vốn (nếu có)
  • Vốn điều lệ đăng ký ảnh hưởng 1 phần đến sự uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác, nhưng đi kèm với đăng ký vốn điều lệ cao thì chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông phải chịu trách nhiệm với tổng số vốn đó nếu có phát sinh các khoản chi trả của doanh nghiệp;
  • Thông tin chuẩn bị để được cấp phép phải đúng quy định pháp luật, địa chỉ trụ sở kinh doanh phải có thật và có kinh doanh thực tế;

Kinh nghiệm hoàn tất các thủ tục sau khi thực hiện xong thành lập doanh nghiệp đo đạc

  • Sau khi được cấp phép đăng ký kinh doanh từ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp chưa được phép hoạt động kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ.
  • Để được phép kinh doanh về lĩnh vực đo đạc và bản đồ, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục xin cấp phép hoạt động (gọi tắt là Giấy phép con) tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép, quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kinh nghiệm thành lập công ty đo đạc bản đồ
Kinh nghiệm thành lập công ty đo đạc bản đồ

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

Trước tiên khi muốn thành lập công ty đo đạc – bản đồ, điều bắt buộc phải có là giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. 

Điều kiện khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ 

Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định pháp luật tại Điều 52 của Luật Đo đạc và bản đồ, có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo chuyên môn về đo đạc bản đồ quy định tại Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP, trong đó có tối thiểu ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có thời gian hoạt động thực tế trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ và có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hoạt động phù hợp với nội dung đề nghị cấp phép.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ trong nước bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp phép hoạt động lĩnh vực đo đạc và bản đồ (Mẫu số 04, Phụ lục IA được ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP)
  • Bản sao hoặc tệp tin ảnh chụp bản chính quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh lĩnh vực đo đạc và bản đồ không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học trở lên thuộc chuyên ngành đo đạc và bản đồ. Bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 05 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật;
  • Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực đo đạc và bản đồ, kèm theo đó là hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ; bản khai quá trình công tác của ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có thời gian hoạt động thực tế tối thiểu 05 năm phù hợp với nội dung đề nghị cấp phép theo Mẫu số 05 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP;
  • Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu các thiết bị công nghệ, phương tiện đo, chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng các phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ; giấy kiểm định, tem kiểm định, thời gian hiệu chuẩn phương tiện đo còn hiệu lực. Danh mục phương tiện đo, thiết bị, phần mềm phù hợp với nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép theo Phụ lục IC ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP;

Xem thêm: Hướng dẫn thành lập công ty giáo dục 2023

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài bao gồm:

  • Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp phép hoạt động kinh doanh đo đạc và bản đồ theo mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP;
  • Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định trúng thầu (hoặc quyết định được chọn thầu) của chủ đầu tư, trong đó có chứa các nội dung về đo đạc và bản đồ thuộc danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa hình chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam đối với nhân viên kỹ thuật là nước nước ngoài. Hoặc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn lĩnh vực đo đạc và bản đồ, là người Việt Nam phù hợp với số lượng và trình độ chuyên môn trong hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu;
  • Bản sao hoặc tệp tin có chứa hình chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.
Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ
Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công ty tại TPHCM

Quy trình xin cấp giấy phép đo đạc và bản đồ

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đo đạc và bản đồ

  • Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ trong nước và nhà thầu nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc gửi trực tiếp tại cơ quan hoặc gửi qua đường dịch vụ bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Tổ chức đề nghị cấp giấy phép không thuộc trong diện doanh nghiệp có vốn nhà nước, gửi 01 bộ hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc gửi qua đường dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép về việc cần hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ tính hợp pháp hồ sơ

  • Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ của các tổ chức;
  • Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công thẩm định hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp phép;
  • Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thành lập Tổ thẩm định với thành phần không được quá 03 người để thẩm định hồ sơ tại trụ sở chính của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
  • Tổ thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định sự hợp pháp của hồ sơ về nhân lực, phương tiện đo, thiết bị công nghệ, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ so với thực tế của tổ chức đề nghị cấp giấy phép; kiểm tra sự phù hợp giữa bản khai quá trình công tác của lực lượng kỹ thuật về đo đạc và bản đồ với quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết nối, chia sẻ; xác định năng lực của tổ chức trong việc thực hiện các nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ đề nghị cấp giấy phép, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức;
  • Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, gửi biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Trường hợp tổ chức không đạt điều kiện cấp giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, nêu rõ lý do không cấp giấy phép và trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

Bước 4: Cấp giấy phép

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;

Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức về việc hoàn thành cấp giấy phép. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trả giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức qua dịch vụ bưu chính, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp quản lý đối với các tổ chức do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định.

Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Trên đây là tất tần tật về điều kiện thành lập công ty đo đạc, thủ tục thành lập công ty đo đạc cũng như thủ tục xin cấp giấy phép đo đạc và bản đồ mới nhất mà Luật Thành Công tổng hợp đến ban. Nếu còn vướng mắc điều gì hãy liên hệ ngay đến hotline để được tư vấn ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710