zalo-icon
phone-icon

Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân

Nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân mà không biết thủ tục ra sao? Cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây với Luật Thành Công.

Doanh nghiệp tư nhân là gì ?

Hơn 30 năm trước đây, thành lập doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn không tồn tại ở đất nước ta, chỉ sau khi giải phóng miền Nam, đất nước bước qua thời kỳ đổi mới thì nền kinh tế tư nhân dần xuất hiện và được quan tâm hơn.

Trải qua nhiều sự thay đổi, bổ sung từ Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 cho đến Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành đã kế thừa tất cả những sự sửa đổi ấy để đưa ra được khái niệm của doanh nghiệp tư nhân tại Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

Mỗi người chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Công ty tư nhân không được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Đồng thời, không phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu để thu hút các quỹ đầu tư.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân có nguồn vốn xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất, không xuất hiện việc góp vốn giống như những loại hình công ty khác.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân là chủ sở hữu, nếu có sự thay đổi về số lượng chủ sở hữu hay thay đổi chủ sở hữu từ cá nhân này sang cá nhân khác thì doanh nghiệp tư nhân đó cũng phải chấm dứt sự tồn tại.

Chính vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như tất cả hoạt động kinh doanh, việc sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

Đồng thời chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.

Về phân phối lợi nhuận

Về vấn đề phân chia lợi nhuận không xảy ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi vì Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ tài sản bao gồm vốn và lợi nhuận đều sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân nắm giữ toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc cá nhân đó phải chịu toàn bộ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Xem thêm:Thủ tục làm giấy công bố sản phẩm uy tín nhanh chóng

Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân

Tại Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, một tổ chức được cho là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có cơ quan điều hành;
  • Tài sản của doanh nghiệp độc lập với tài sản cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh chính bản thân mình để tham gia vào quan hệ pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu với tài sản của doanh nghiệp vì tài sản của chủ doanh nghiệp cũng chính là tài sản của doanh nghiệp đó. Vì vậy doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động

Do chủ sở hữu doanh nghiệp là cá nhân duy nhất, tài sản của chủ cũng là tài sản của doanh nghiệp nên chính chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về tất cả những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư và toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ để thực hiện nghĩa vụ.

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty đơn giản nhanh chóng mới nhất 2023

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Lựa chọn tên cho doanh nghiệp tư nhân

Tên Tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 02 yếu tố sau đây:

Tên công ty = Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

Về tên riêng: được viết bằng những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Khi dịch tên sang tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.

Ví dụ: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH CÔNG

Khi đặt tên doanh nghiệp cần phải tuân theo quy tắc 3 không:

  • Không được đặt tên gây nhầm lẫn hay trùng với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký từ trước trong phạm vi toàn quốc;
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu không đúng với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
  • Không sử dụng những cụm từ trong các cơ quan đoàn thể nhà nước để đặt tên.

Bạn nên liên hệ với Luật Thành Công để được tra cứu, kiểm tra tên doanh nghiệp bạn dự kiến đặt có được chấp nhận hay không. Nếu có vấn đề xảy ra, chúng tôi sẽ đưa ra hướng xử lý để Quý khách hàng có thể đạt được tên doanh nghiệp theo mong muốn.

Lưu ý: tên giao dịch bằng Tiếng Anh của doanh nghiệp phải được dịch nguyên nghĩa từ tên Tiếng Việt, tên viết tắt phải được lấy từ các chữ cái của tên Tiếng Việt và tên Tiếng Anh.

Lựa chọn trụ sở khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Địa chỉ được chọn làm trụ sở doanh nghiệp phải có đủ thông tin chính xác ở 4 cấp sau: số nhà, tên đường/ tổ/ xóm/ ấp/ thôn – Xã/ Phường/ Thị trấn – Quận/ Huyện/ Thị xã/ Thành phố thuộc tỉnh – Tỉnh/ Thành phố.

Ví dụ: Trụ sở chính của Hãng Luật Thành Công tại địa chỉ: 29/31 Đường Lê Đức Thọ, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Theo Luật Nhà ở 2014 vàNghị định 99/2015/NĐ-CP, thì doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại căn hộ chung cư trong các trường hợp sau:

  • Nhà chung cư để ở;
  • Phần diện tích nhà chung cư để ở của các tòa nhà hỗn hợp (ví dụ: trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở).
  • Đối với nhà chung cư thì chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm Thương mại hoặc văn phòng của tòa nhà.

Nếu đặt tại tòa nhà chung cư hỗn hợp thì địa chỉ tầng đặt trụ sở của doanh nghiệp phải là tầng có chức năng thương mại, dịch vụ của tòa nhà. Doanh nghiệp cần cung cấp đủ thông tin trong hồ sơ đăng ký thành lập Giấy xác nhận của chủ đầu tư dự án chứng minh mục đích sử dụng của tòa nhà.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp có quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm và những ngành, nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế của Việt Nam hoặc tại văn bản pháp luật chuyên ngành. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành nghề tại Quyết định về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Đối với ngành, nghề có điều kiện thì các doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề đó theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu thêm ở Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 quy định về danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

* Lưu ý: Bạn chỉ được kinh doanh, xuất hóa đơn những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu có sự thay đổi, bổ sung ngành, nghề thì phải thông báo ngay với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi, nếu không thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Người thành lập doanh nghiệp tư nhân khi lựa chọn ngành, nghề kinh doanh trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay gặp khó khăn trong việc tra cứu vì là người không chuyên. Do đó bạn chỉ cần cho chúng tôi biết lĩnh vực, ngành và nghề dự định kinh doanh, Luật Thành Công sẽ áp mã ngành phù hợp và tư vấn danh mục ngành nghề phù hợp, chính xác nhất trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Tránh trường hợp phải bổ sung ngành nghề sau khi đã đăng ký thành lập doanh nghiệp xong vì chưa được tư vấn cụ thể, bao quát hoặc đăng ký quá nhiều ngành nghề không phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn.

Xem thêm: Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản doanh nghiệp

Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân chính là tổng tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó cần phải nêu rõ số vốn là bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng hay những loại tài sản khác; đối vốn đầu tư bằng tài sản khác thì phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị của mỗi loại tài sản đó.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân về vốn điều lệ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hay giảm mức vốn đầu tư của mình. Việc tăng hay giảm vốn đầu tư cũng phải được ghi chép vào sổ kế toán.

Doanh nghiệp tư nhân khi đăng ký vốn điều lệ nên áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Thứ nhất là xác định vốn điều lệ theo doanh thu dự kiến của công ty: Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có được bảng hạch toán thuế phù hợp hàng năm, không quá chênh lệch giữa doanh thu và vốn đăng ký.
  • Thứ hai, không đăng ký vốn quá thấp. Thông tin về vốn điều lệ là tiềm lực, là xương sống của công ty, được ghi rõ trên giấy phép. Sẽ không đối tác nào muốn hợp tác với một doanh nghiệp vốn quá ít, vì đó là rủi ro cho họ.
  • Thứ ba là chọn vốn điều lệ theo số thuế môn bài phải nộp: Nếu đăng trên hoặc dưới 10 tỷ vì số thuế môn bài bạn phải đóng hàng năm sẽ là 2.000.000 VNĐ hoặc 3.000.000 VNĐ tương ứng với số vốn mà bạn đăng ký.

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận đủ hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ lúc nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh hoàn tất kết quả giải quyết và trả kết quả cho chủ hồ sơ.

Nếu quá thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì chủ hồ sơ có quyền khiếu nại.

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nhận thông qua đường bưu chính.

Bước 4: Công bố thông tin

Doanh nghiệp có trách nhiệm công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công báo gồm những nội dung được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Văn bản ủy quyền nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ thành lập công ty doanh nghiệp tư nhân cần được nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trong vòng 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đăng ký hợp lệ và được tiếp nhận, Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét dựa trên quy định pháp luật và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.

Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp Trọn Gói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710