zalo-icon
phone-icon

Thủ tục thành lập công ty luật

Hiện nay có rất nhiều công ty luật, văn phòng luật sư được thành lập. Vậy yêu cầu thiết yếu để thành lập công ty luật là gì? Thủ tục đăng ký thành lập công ty luật ra sao? Luật Thành Công sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ thành lập công ty luật tốt nhất và cung cấp những thông tin bổ ích về việc thành lập công ty luật qua bài viết dưới đây.

Công ty luật là gì?

Công ty luật là hình thức tổ chức hành nghề luật sư, công ty hoạt động trong lĩnh vực luật hay pháp lý và được Sở tư pháp nơi có Đoàn Luật sư mà Giám đốc hoặc Chủ sở hữu Công ty luật là thành viên cấp giấy phép mở và hoạt động.

Thủ tục thành lập công ty luật

Các điều kiện để thành lập công ty luật

Điều kiện về loại hình công ty luật

Căn cứ Luật Luật sư hiện hành, công ty luật gồm có công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

Công ty luật hợp danh

  • Do ít nhất hai luật sư lập nên.
  • Không có thành viên góp vốn.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn

  • Gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có ít nhất hai luật sư thành lập.
  • Còn công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

Điều kiện về thành viên của công ty luật

  • Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
  • Luật sư thành lập hay tổ chức hành nghề phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc liên tục theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc là tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan theo quy định của pháp luật.
  • Một luật sư chỉ được thành lập hay tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
  • Thành viên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì được thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty.
  • Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đồng thời là Giám đốc công ty.
  • Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi mà tổ chức hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2015.

Điều kiện về trụ sở làm việc

Trụ sở làm việc là điều kiện cần phải có của công ty luật. Trụ sở làm việc phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử;
  • Không được lấy chung cư, khu tập thể trừ trường hợp mà chung cư, khu tập thể đó phục vụ mục đích cho thuê văn phòng.

Thủ tục thành lập công ty luật

Điều kiện về tên công ty luật

  • Tên của công ty luật hợp danh và tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì do chủ sở hữu lựa chọn.
  • Tên của công ty luật phải tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng bắt buộc bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.
  • Không được trùng, nhầm lẫn hay gây khó hiểu với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động trước đó, không được sử dụng từ ngữ, kí hiệu, chữ số vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về vốn của công ty luật

  • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên hay chủ sở hữu của công ty đã góp hoặc cam kết góp khi lập thành công ty luật.
  • Pháp luật không quy định về vốn khi thành lập công ty luật nên thành viên của công ty luật được toàn quyền quyết định về vốn của công ty.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty bất động sản 

Thủ tục thành lập công ty luật

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty luật

  • Luật Thành Công tư vấn điều kiện, quy trình, thủ tục pháp lý liên quan đến mỗi nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Thành Công luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và chuyển khách hàng ký để chúng tôi thực hiện các bước tiến trình tiếp theo.
  • Nếu khách hàng tự nộp hồ sơ thì cần chuẩn bị hồ đăng kí thành lập để nộp tại Sở Tư pháp.

Bước 2: Việc nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty luật

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty luật là Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
  • Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi có trụ sở của công ty.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và công bố thông tin doanh nghiệp

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư nơi đặt trụ sở.
  • Trường hợp từ chối thì vẫn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại.

Bước 4: Thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty luật

  • Tổ chức hành nghề luật sư hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải ra thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
  • Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động công ty luật của Sở Tư Pháp, công ty luật hay văn phòng luật sư liên hệ chi cục thuế xin cấp mã số thuế.
  • Khắc con dấu tròn doanh nghiệp.

Tìm hiểu ngay: Cần bao nhiêu tiền để thành lập công ty

Công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật

Tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép:

  • Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh, văn phòng giao dịch;
  • Lĩnh vực hành nghề là gì;
  • Họ, tên, quê quán, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên thành lập khác;
  • Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động của công ty.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty luật hợp danh

Hồ sơ đăng kí thành lập công ty hợp danh gồm có những nội dung sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu theo điều 6 Nghị định 123/2013/NĐ-CP;
  • Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
  • Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư hoặc tham gia thành lập công ty luật;
  • Giấy tờ minh chứng về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Giấy đề nghị đăng ký hoạt động

Khi muốn thành lập công ty luật chúng ta phải thực hiện thủ tục, nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty luật và Giấy đề nghị đăng ký hoạt động công ty luật là tài liệu bắt buộc phải có trong đó.

Giấy đề nghị đăng ký hoạt động công ty luật

Căn cứ điều 6 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư thì giấy đề nghị đăng kí hoạt động  gồm những nội dung chính sau đây:

  • Tên văn phòng luật sư, công ty luật;
  • Địa chỉ trụ sở ở đâu;
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
  • Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
  • Lĩnh vực hành nghề là tư vấn pháp luật, đại diện khách hàng tố tụng để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật hoặc tư vấn dịch vụ pháp lí khác,…

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cung ứng nhân lực

Điều lệ công ty luật

Điều lệ công ty luật là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc điều hành và quản lí công ty; là biên bản thỏa thuận của những chủ sở hữu công ty luật với nhau; là sự cam kết, sự ràng buộc các thành viên trong công ty theo một nguyên tắc, luật lệ chung theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, thì điều lệ công ty luật gồm những nội dung chính sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở làm việc;
  • Loại hình của công ty luật;
  • Lĩnh vực hành nghề gì;
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
  • Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;
  • Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành của công ty luật;
  • Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Nêu ra các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;
  • Thể thức sửa đổi hay bổ sung điều lệ của công ty luật;
  • Phải có chữ ký của luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả luật sư thành viên trên điều lệ công ty luật.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay dịch vụ Tư vấn pháp lý thông qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.633.712

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710