Với sự cởi mở và hiện đại ngày nay, giới trẻ dần có nhiều xu hướng muốn sống thử, cùng nhau trải nghiệm cuộc sống vợ chồng trước khi đưa ra quyết định kết hôn. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn chưa thực sự được chấp nhận tại nước ta, đặc biệt là các gia đình có truyền thống lâu đời. Chính vì thế, nhiều người vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề “Có nên sống thử trước hôn nhân?”. Bài viết dưới đây của Luật Thành Công sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Sống thử là gì?
Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định khái niệm của việc sống thử là gì? Tuy nhiên, thực tế có thể hiểu sống thử là việc người nam và người nữ về sống chung với nhau giống như những cặp vợ chồng mà đăng ký kết hôn cũng như không tổ chức hôn lễ. có thể hiểu rằng, đối với việc chung sống như vợ chồng của các cặp đôi đang độc thân này sẽ diễn ra trước thời kỳ hôn nhân trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích tìm hiểu đối phương trước khi đưa ra quyết định tiến tơi thêm một bước nữa về chung một nhà.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào cấm hai người đã thành niên không phải là vợ hoặc chồng chung sống và cư trú tại một nơi hợp pháp.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Việc chung sống trước hôn nhân không bị cấm khi cả nam và nữ đều độc thân, chưa kết hôn. Nếu hai người chưa đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng thì giữa vợ và chồng sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ.
Có thể thấy pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký. Việc chung sống trước hôn nhân không đăng ký kết hôn có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến quyền lợi của cả nam và nữ. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất thì cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chung sống trước hôn nhân.
Có nên sống thử trước hôn nhân hay không
Phân tích mặt tích cực
Nhiều người lo lắng về lý do ly hôn vì cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, họ quyết định về sống chung trước, sau đó đăng ký kết hôn để hiểu nhau hơn. Họ coi đó là thước đo hữu hiệu trong việc quyết định kết hôn hay không, vốn được coi là cuộc sống trước hôn nhân. Thông qua giai đoạn chung sống này, họ sẽ quyết định có xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không.
Đặc biệt trong giới sinh viên, nhất là giới trẻ, tình trạng sống thử trước hôn nhân diễn ra khá phổ biến. Sống thử đặc biệt xảy ra trong thời kỳ kinh tế còn nhiều bất ổn, chưa có nghề nghiệp nên các cặp vợ chồng có nhu cầu về chung sống để cùng nhau chia sẻ gánh nặng tài chính, những khó khăn, lo lắng trong học tập, rèn luyện và cuộc sống.
Có thể thấy đây là giai đoạn giúp các bạn trẻ đang yêu có không gian và thời gian để tìm hiểu nhau, hiểu được tâm tư tình cảm của nhau, dễ dàng vun đắp tình cảm.Một điều không thể phủ nhận rằng sống chung với nhau trước khi kết hôn chính là cơ hội để những người trong cuộc có thể thực tập, có thể trải nghiệm trước những vấn đề của cuộc hôn nhân như: Tài chính, công việc, sinh hoạt, gia đình,… để việc chung sống sau khi kết hôn sẽ thuận lợi hơn, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống hôn nhân.
Phân tích mặt tiêu cực
- Về các vấn đề truyền thống và xã hội
Người dân nước ta xưa nay có quan niệm nam nữ lấy nhau đàng hoàng là được. Sống thử trước hôn nhân vi phạm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, nhiều người vẫn có cái nhìn định kiến, khắc nghiệt với những người sống thử, đặc biệt là phụ nữ. Họ cho rằng phụ nữ chưa chồng mà sống với người đàn ông khác là quá dễ dàng, điều này làm hoen ố hình ảnh của người phụ nữ.
- Về vấn đề sức khỏe và tâm lý
Trên thực tế, nam nữ ở chung với nhau rồi mâu thuẫn không thể giải quyết êm đẹp dẫn đến xô xát nhiều lần. Đây chính là nguyên nhân, cơ hội để hình thành hành vi phạm tội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của các bên liên quan.
Trong hoàn cảnh chung sống, phụ nữ dễ gặp phải những vết thương lòng khó lành. Nếu việc chung sống đổ vỡ, đôi bên sẽ không thể cùng nhau tiến tới hôn nhân hạnh phúc, thể xác và tinh thần sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhất là khi mang thai và sinh nở, gánh nặng và áp lực đè lên vai người phụ nữ là quá lớn.
Trên thực tế, nếu cả hai bên nhận ra rằng họ không hợp nhau và quyết định đường ai nấy đi một cách bình tĩnh, thì không cần phải tranh luận. Tuy nhiên, nếu một bên quá đa sầu đa cảm và quá phụ thuộc vào đối phương thì hậu quả của việc sống thử sẽ rất đáng lo ngại.
- Về y học
Rõ ràng là sống thử trước hôn nhân làm tăng số ca sảy thai do mang thai ngoài ý muốn vì vô số lý do chỉ là sống thử và chưa sẵn sàng làm cha mẹ. Không những thế còn có thể khiến sức khỏe của chị em bị suy giảm, nhiều trường hợp dẫn đến vô sinh sau này.
- Về pháp luật
Như đã trình bày ở trên, pháp luật hiện hành không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc sống thử trước hôn nhân. Những rủi ro tiềm ẩn về tội phạm có thể tồn tại giữa các cặp vợ chồng chung sống trước khi đăng ký kết hôn, vấn đề con cái, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con (nếu đã có con), xử lý quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng…
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp
Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng có hai mặt tốt và xấu, và sống thử cũng vậy. Việc lựa chọn sống thử tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm sống của mỗi cá nhân. Nếu quyết định sống chung, bạn phải xác định và lường trước những hậu quả sẽ mang lại, đồng thời sẵn sàng chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Hãy suy nghĩ kỹ và đưa ra quyết định phù hợp nhất với bạn để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.