Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Theo quy định pháp luật giao thông đường bộ hiện hành, đường bộ bao gồm: đường, hầm đường bộ, cầu đường bộ, bến phà đường bộ.
Để có thể lưu thông trên các đối tượng được gọi chung là đường bộ này, người dân phải sử dụng các phương tiện giao thông. Vậy các phương tiện giao thông được bộ được pháp luật cho phép gồm những loại nào? Có phải gồm tất cả các loại phương tiện giao thông hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định về các phương tiện giao thông đường bộ trong bài viết sau đây.
Đối chiếu quy định pháp luật giao thông đường bộ hiện hành, cụ thể tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, phương tiện giao thông gồm:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới): ô tô, máy kéo, rơ móoc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô 2 bánh, ba bánh; xe gắn máy (gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ): xe đạp (gồm cả xe đạp máy), xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng (xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp. Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ) là các đối tượng được xem là phương tiện tham gia giao thông (khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Tìm hiểu thêm: Quy định về quyền cảnh sát giao thông là gì? Giải đáp
Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường bộ
Như đã trình bày ở trên, phương tiện giao thông đường bộ sẽ bao gồm: xe cơ giới và xe thô sơ. Mỗi loại đối tượng trên đều có điều kiện tham gia giao thông riêng, sẽ được chúng tôi trình bày ngay sau đây:
Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đối với xe cơ giới, điều kiện tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008:
- Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham giao giao thông, phải đảm bảo quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường như:
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Tay lái xe ô tô ở bên trái của xe, trường hợp xe của nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại VN phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Đủ đèn chiếu sáng gần, xa, đèn soi biển số, đèn tín hiệu, đèn báo hãm;
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Đủ gương chiếu hậu, các trang thiết bị bảo đảm tầm nhìn cho người lái;
- Bánh lốp đúng kính cỡ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Có còi, âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
- Kính chắn gió, kính cửa là kính an toàn;
- Đủ bộ phận giảm khói, giảm thanh, các trang thiết bị đảm bảo khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
- Kết cấu đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
- Xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại hải đảm bảo các quy định:
- Đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Đủ đèn chiếu sáng gần xa, đèn soi biển số, đèn tín hiệu, đèn báo hãm;
- Bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo từng loại xe;
- Đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị khác đảm bảo khí thải, tiếng ồn;
- Các kết cấu đủ độ bền, bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
- Phải đăng ký, gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Lưu ý về niên hạn sử dụng xe.
Tham khảo thêm: Xe cơ giới là gì? Quy định về tốc độ xe cơ giới hiện nay
Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông thô sơ đường bộ
Đối với xe thô sơ, cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008:
- Đảm bảo điều kiện an toàn giao thông đường bộ
- Điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ do UBND cấp tỉnh quy định.
Quy tắc giao thông đường bộ
Toàn bộ người dân khi tham gia giao thông phải tuân thủ quy tắc chung nhất sau đây, quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều của mình, đi đúng làn đường, phần đường của mình theo quy định, chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ (hiệu lệnh người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn, biển báo hiệu, cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, vạch kẻ đường).
- Người lái xe, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn (đối với xe ô tô có trang bị dây an toàn).
Trường hợp vi phạm quy định về giao thông đường bộ sẽ bị xử lý hành chính, hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra.
Khung hình phạt vi phạm giao thông
Quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, vi phạm giao thông sẽ bị xử lý:
Đối với xe ô tô
Hành vi |
Mức phạt |
Điều khiển phương tiện có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại; không giữ nguyên hiện trường; không tham gia cấp cứu người bị nạn. |
400.000 đồng – 600.000 đồng |
Không chú ý quan sát, dừng xe, đỗ xe, điều khiển xe chạy quá tốc độ, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe,… mà gây tai nạn |
10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông không dừng lại; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền; không giữ nguyên hiện trường; không tham gia cấp cứu người bị nạn |
16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng |
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; dùng chân điều khiển vô lăng xe gây tai nạn; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ |
16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng |
Đối với xe máy
Hành vi |
Mức phạt |
Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn |
400.000 đồng – 600.000 đồng |
Không chú ý quan sát, dừng xe, đỗ xe, điều khiển xe chạy quá tốc độ, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe,… mà gây tai nạn |
4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn |
6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng |
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; |
10.000.000 đồng – 14.000.000 đồng |
Phân biệt các loại phương tiện giao thông đường bộ
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm
- Xe ô tô: loại phương tiện di chuyển thông qua bốn bánh xe, được chạy bằng động cơ xăng hoặc dầu.
- Máy kéo: loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo).
- Rơ moóc: một loại phương tiện có kết cấu, ở đó khối lượng toàn bộ phương tiện không dồn vào ô tô kéo. Đặc biệt, bánh xe phụ của sơ mi rơ moóc cũng được xem như là một rơ moóc.
- Sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo: loại phương tiện vận tải được thiết kế nhằm mục đích nối với xe ô tô đầu kéo, hỗ trợ một phần đáng kể trọng lượng của toàn bộ xe kéo.
- Xe mô tô hai bánh: xe cơ giới hai và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400 kg.
- Xe mô tô ba bánh: Là xe cơ giới ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, sức chở từ 350 kg – 500 kg.
- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: Là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Trong trường hợp, động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Xem thêm: Xe cơ giới là gì?
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ) gồm
- Xe đạp (gồm cả xe đạp máy): phương tiện có 2 bánh có thể có động cơ hoặc không, vận tốc không lớn hơn 25km/h và khi tắt động cơ thì có thể dùng sức đạp bình thường.
- Xe xích lô: phương tiện sử dụng sức người để di chuyển có 3 bánh, hai vị trí là vị trí lái xe và vị trí ngồi của hành khách, chứa hàng.
- Xe lăn dùng cho người khuyết tật: chiếc ghế có bánh xe để dành cho người có khó khăn trong di chuyển có thể di chuyển được; xe lăn có thể lăn tay hoặc lăn điện.
- Xe súc vật kéo, các loại xe tương tự: loại xe sử dụng sức lực của động vật để di chuyển, các phương tiện này thường có vận tốc chậm.
Như vậy, với những loại xe khác nhau thì sẽ có những đặc điểm riêng phân biệt và mục đích sử dụng khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô