zalo-icon
phone-icon

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu

 
Vi phạm giao thông là một hành vi trái pháp luật và thường sẽ được xử phạt bằng hình thức phạt hành chính. Thông thường có thể tiến hành nộp phạt trực tiếp nhưng có một số trường hợp không thể áp dụng cách thức đó. Vậy nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra thêm một vài cách thức khác để có thể nộp phạt vi phạm giao thông một cách nhanh chóng.

Hướng dẫn cách tra cứu vi phạm giao thông

Thông thường, để xác định việc có vi phạm giao thông hay không thường được xác định thông qua việc làm việc trực tiếp với cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, còn một cách để biết là tra cứu vi phạm giao thông. 
Đầu tiên thì “Phạt nguội” là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hành vi vi phạm giao thông được phát hiện qua:
  • Các thiết bị kỹ thuật chuyên nghiệp của lực lượng chức năng, cảnh sát.
  • Được ghi nhận, thu hình từ các thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ( camera xử phạt)
  • Những thông tin hay hình ảnh được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, mạng xã hội mà tại thời điểm vi phạm, lực lượng chức năng không thể dừng xe để xử lý ngay được.
Và theo đó, trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt nguội là việc xử phạt vi phạm giao thông sau khi cá nhân hoặc tổ chức vi phạm đã thực hiện hành vi vi phạm được một thời gian.
Có bốn cách tra cứu xem có bị phạt hay không bằng cách thức đơn giản giúp người tham gia giao thông biết mình có bị phạt nguội hay không. Ngoài việc nhận được thông báo trực tiếp hay gián tiếp từ các đơn vị Cảnh sát giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể chủ động tra cứu và kiểm tra xem các thông tin vi phạm giao thông trên trang thông tin điện tử của Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố hoặc Cổng Thông tin điện tử của Công an các tỉnh, thành phố hoặc của Cục CSGT.
Vậy nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Vậy nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Cách kiểm tra vi phạm giao thông

Cách kiểm tra vi phạm giao thông được thực hiện theo các trình tự như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website của Cục Cảnh sát giao thông, sau đó chọn phần tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh
  • Bước 2: Nhập vào chính xác thông tin về biển số xe, tiến hành chọn loại phương tiện giao thông tương ứng và sau đó nhập mã bảo mật theo yêu cầu.
  • Lưu ý: Chủ phương tiện tham gia giao thông cần nhập chính xác thông tin về biển số xe bao gồm cả chữ, số và các ký tự đặc biệt như dấu (.), (-)
  • Bước 3: Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin, chủ phương tiện cầm bấm vào mục “Tra cứu” để chạy ra kết quả tra cứu cuối cùng.

Có 2 trường hợp có thể xảy ra: có vi phạm và không vi phạm

Nếu phương tiện đó không vi phạm giao thông, hệ thống sẽ tự động hiển thị “Không tìm thấy kết quả”.

Nếu phương tiện đó có vi phạm, hệ thống sẽ hiển thị kết quả về số lần vi phạm của phương tiện.

Như vậy là chỉ với 3 bước cực kì đơn giản trên, chủ phương tiện đã có thể kiểm tra xem mình có vi phạm giao thông hay từng bị vi phạm giao thông và có bị xử lý phạt nguội hay không. Trong trường hợp bị xử lý phạt nguội thì có 5 cách để tiến hành nộp phạt dưới đây mà người điều khiển phương tiện có thể lựa chọn để áp dụng.

Xem thêm: Thanh tra giao thông có được xử phạt lỗi vi phạm giao thông? 

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Để có thể thuận tiện nhất cho việc nộp phạt vi phạm giao thông của cá nhân hay tổ chức, cục cảnh sát giao thông có đề ra hướng dẫn 6 cách nộp phạt như sau:

Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông

Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt có thể nói là thuận tiện và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông thường gặp mà được nhiều chủ phương tiện lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 56 và Khoản 1 Điều 57 của  Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, và hình thức xử phạt này chỉ áp dụng trong các trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đối với cá nhân và từ 500.000 đồng đối với tổ chức. 

Nộp chuyển khoản cho kho bạc Nhà nước

Nộp phạt bằng cách chuyển khoản cho kho bạc cũng được sử dụng phổ biến. Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trong thời hạn 10 ngày, cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt vi phạm giao thông phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Thông tin chuyển khoản sẽ được ghi rõ ràng, đầy đủ trong biên bản vi phạm giao thông.
Nếu quá thời hạn là 10 ngày mà các cá nhân hay tổ chức không nộp phạt đúng quy định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm trễ nộp phạt, cá nhân/ tổ chức đó phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt phải nộp cho kho bạc.

Nộp phạt tại ngân hàng thương mại

Theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục hành chính để hướng dẫn người dân nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp phạt điện tử. Nếu thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông theo cách thức này, cá nhân hay tổ chức vi phạm cần phải làm theo các bước sau: 
  • Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (Mobile Banking, Internet Banking hoặc các phương thức thanh toán bằng điện tử tương ứng của ngân hàng)
  • Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành lập chứng từ để nộp lại cho ngân sách nhà nước 
  • Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ của tài khoản. Có hai trường hợp có thể xảy ra:
Nếu việc kiểm tra là phù hợp thì ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ và kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước
Nếu kiểm tra là không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo phản hồi chưa thành công cho người thực hiện thanh toán để thực hiện từ đầu lại các bước.
 

Nộp phạt tại bưu điện

Nhằm mục tiêu thuận lợi cho công tác nộp phạt mà Nhà Nước đã thỏa thuận trong công tác thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nhằm hướng dẫn cá nhân hay tổ chức vi phạm nộp phạt qua hình thức bưu điện như sau:
  • Sau khi người vi phạm đã đăng ký với lực lượng chức năng về việc nộp phạt qua bưu điện, thì cá nhân hay tổ chức vi phạm đó sẽ đến bưu điện gần nhất để tiến hành nộp phạt.
  • Cá nhân hay tổ chức vi phạm sẽ nhận lại được giấy tờ tạm giữ từ cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở khu vực trung tâm tỉnh, thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở tại huyện và các tỉnh thành khác). Trường hợp mà giấy tờ tạm giữ bị thất lạc, cả bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để nhằm cấp lại cho người vi phạm.
  • Lưu ý là khi nộp phạt tại bưu điện, người nộp phạt sẽ nộp cả tiền phạt và tiền phí dịch vụ của bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông online tại cổng dịch vụ công quốc gia

Các bước để thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông qua hình thức online qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:
  • Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó chọn “Thanh toán trực tuyến”.
  • Bước 2: Chọn mục “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo hình thức cá nhân hoặc doanh nghiệp.
  • Bước 3: Chọn mục “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.
  • Bước 4: Có 2 cách để tiến hành tra cứu:
Cách 1: Tra cứu theo mã quyết định (cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của người vi phạm giao thông cung cấp cho CSGT khi lập biên bản).
Cách 2: Chọn mục “Tra cứu theo biên bản vi phạm“ và nhập các thông tin tương ứng.
  • Bước 5: Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, người vi phạm tiến hành chọn hình thức nộp tiền phạt và trả giấy tờ theo hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.

Nộp phạt vi phạm giao thông online tại cổng dịch vụ công của Bộ Công an

Cá nhân hay tổ chức vi phạm giao thông ngoài 5 cách trên còn có thể nộp phạt nguội thông qua Cổng Dịch vụ công của Bộ Công An bằng các bước như sau:
  • Bước 1: Truy cập vào đường link https://dichvucong.bocongan.gov.vn/.
  • Bước 2: Chọn mục “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông”.
  • Bước 3: Chọn mục “Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”.
  • Bước 4: Chọn mục “Nộp hồ sơ” và tiến hành thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống để nộp phạt kịp thời.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông

Theo quy định của luật tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính) có quy định thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi một trường hợp như sau:
  • Đối với trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn để nộp tiền phạt nhiều lần là không quá 06 tháng, kể từ ngày ra quyết định xử phạt có hiệu lực.
  • Đối với trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các khu vực miền núi mà ở đó việc đi lại gặp nhiều khó khăn thì cá nhân hay tổ chức bị xử phạt đó có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền phải có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp lại tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
  • Đối với trường hợp xử phạt giao thông trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn là 2 ngày làm việc, tính kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày tiếp nhận thu tiền phạt.
Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn để nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì tiến hành thực hiện theo thời hạn đó.

Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề nộp phạt vi phạm giao thông. 

Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ( đã được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 của Luật sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nếu trường hợp vượt quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tại mục (4) sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm 
Theo đó, số tiền lãi sẽ được tính bằng tổng số tiền phạt chưa nộp cộng với (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm nộp).

Mất biên bản thì nộp phạt vi phạm giao thông thế nào?

Còn đối với trường hợp xử phạt có lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập ra 02 biên bản và giao một biên bản cho người bị xử phạt (Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020).
 
Theo quy định của pháp luật, trường hợp người vi phạm giao thông làm mất biên bản vi phạm hành chính, thì người vi phạm làm mất phải viết một tờ đơn cam đoan và có xác nhận của Chính quyền địa phương, trong đó phải ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ nơi ở và nói rõ ngày, giờ bị mất biên bản vi phạm để công an địa phương tiến hành xác nhận.
 
Sau đó người vi phạm mang bản cam đoan đã xác nhận này đến nơi CSGT lập biên bản vi phạm. Lực lượng chức năng sẽ rà soát lại hồ sơ, biên bản lưu giữ và đối chiếu chính xác thì sẽ làm thủ tục giải quyết vi phạm (cho nộp phạt), đồng thời trả lại giấy tờ cho người vi phạm (nếu có) theo quy định. 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710