zalo-icon
phone-icon

Những đảm bảo cho người sử dụng đất

Những đảm bảo cho người sử dụng đất được quy định như thế nào trong Bộ luật Đất đai hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới này để làm rõ vấn đề hơn nhé!

Quan niệm người sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013

Quan niệm người sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013 được quy định cụ thể và chi tiết hơn Luật Đất đai năm 1998, 2001 và năm 2003.

Một trong những điều sửa đổi và bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất bao gồm:

  • Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội –  nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
  • Cộng đồng dân cư Việt Nam;
  • Cơ sở tốn giáo gồm nhà thờ, chùa chiềng,…
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,…

Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm về người sử dụng đất như sau: 

“Người sử dụng đất là tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Những đảm bảo cho người sử dụng đất
Những đảm bảo cho người sử dụng đất

Những điểm mới trong quy định của Luật Đất đai năm 2013 về người sử dụng đất

Bên cạnh việc kế thừa các quy định về người sử dụng đất của các Bộ Luật Đất đai cũ thì Luật Đất đai năm 2013 quy định và giải thích rõ ràng hơn các thuật ngữ về người sử dụng đất, cụ thể:

  • Tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật là tổ chức xã hội công lập.
  • Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp và hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
  • Hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
  • Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư được gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Những đảm bảo cho người sử dụng đất

 Chính sách của nhà nước ta khi giao đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất là để họ sử dụng ổn định, lâu dài, tạo điều kiện khuyến khích họ đầu tư, bồi bổ, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được thể chế hoá trong Luật Đất đai năm 2013.

Để biết thêm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được nhà nước quy định, mời bạn đọc tham khảo ngay địa vị pháp lí của người sử dụng đất

Luật đất đai năm 2013 cũng đã khẳng định sự nhất quán trong chính sách giao đất, cho thuê đất sử dụng ổn định, lâu dài thông qua việc nêu ra những đảm bảo cho người sử dụng đất:

  • Thứ nhất, bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất;
  • Thứ hai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện hợp pháp;
  • Thứ ba, khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh,… sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;
  • Thứ tư, có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản và làm muối được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710