NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC TRẢ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI HAY KHÔNG?
1. Bảo hiểm xã hội là gì? (Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
– Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Loại hình bảo hiểm xã hội: (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Tham khảo thêm: Bồi thường thiệt hại khi người lao động gây thiệt hại – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
3. Các chế độ bảo hiểm xã hội: (Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
4. Mức đóng bảo hiểm xã hội: (Khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động;
– Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề khi người lao động trực ca đêm
5. Mức hưởng bảo hiểm xã hội: (Khoản 1 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội: được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động: (Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội;
– Hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đón bảo hiểm xã hội;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội;
Có thể bạn quan tâm: Trừ lương của người lao động khi vi phạm lỗi nhỏ đúng không? – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
Do vậy, Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 và Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Dịch vụ tư vấn pháp lý Hãng Luật Thành Công: 0931.060.668