“Giám hộ là gì?“ Giám hộ là một chế định quan trọng trong lĩnh vực luật dân sự, đồng thời mang tính nhân văn cao. Chúng ta cần hiểu một cách chính xác khái niệm giám hộ này và các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong mối quan hệ giám hộ. Hãng Luật Thành Công sẽ giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Người giám hộ là gì trong hệ thống pháp luật
Giám hộ là gì?
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 thì giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định
Theo đó, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.
Việc giám hộ được thực hiện nhằm việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Xem thêm: Quy định về luật dân sự mới nhất 2023| Luật Thành Công
Trách nhiệm của người giám hộ
Theo Bộ luật dân sự 2015, quy định trách nhiệm của người giám hộ như sau:
Người giám hộ của người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
- Người giám hộ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
- Trong các giao dịch dân sự (trừ trường hợp pháp luật quy định người được giám hộ tự mình xác lập thực hiện) thì người giám hộ sẽ đứng ra đại diên thực hiện các giao dịch đó.
- Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Người giám hộ phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ.
Người giám hộ của người được giám hộ từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi
- Người giám hộ có trách nhiệm đại diện cho người được giám hộ trong các gaio dịch dân sự ( trừ trường hợp Luật đinh người được giám hộ có tư cách tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự).
- Có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ
Người giám hộ của người được giám hộ bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người giám hộ có trách nhiệm chăm sóc, đảm bảo việc trị bệnh của người được giám hộ
- Có trách nhiệm đại diện cho người được giám hộ trong giao dịch dân sự
- Có trách nhiệm trong việc quản lý tài sản của người giám hộ
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được giám hộ.
Tham khảo thêm: Những quy định trong luật tố cáo mới nhất
Quyền lợi của người giám hộ
Theo quy định tại điều 58 của Bộ luật dân sự, người giám hộ có các quyền sau đây
Quyền lợi của người giám hộ người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ vào mục đích chăm sóc, chi tiêu cho nhu cầu của người được giám hộ.
- Được quyền thanh toán chi phí hợp lý từ việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Người giám hộ có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo Luật định để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người giám hộ.
Quyền lợi của người giám hộ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền nêu trên.
Cách được bổ nhiệm làm người giám hộ
Theo Điều 49 và Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện làm người giám hộ như sau:
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Sự khác biệt giữa người giám hộ và người quản lý tài sản
Người giám hộ chính thức
Về quyền lợi trong việc định đoạt tài sản của người được giám hộ,người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để thực hiện mục đích chăm sóc, chi tiêu cho nhu cầu của người được giám hộ. Ngoài ra người giám hộ được quyền dùng tài sản để thanh toán các chi phí hợp lí cho việc quản lý tài sản của người giám hộ. Như vậy có thể thấy, mục đích quản lý chi tiêu tài sản của người giám hộ sẽ phục vụ cho lợi ích của người giám hộ.
Người quản lý tài sản
Đối với người quản lý tài sản của người vắng mặt, mất tích thì nghĩa vụ và quyền lợi của họ thực hiện phạm vi và mục đích rộng hơn so với quyền quản lý tài sản của người giám hộ. Tiêu biểu tại Điều 76, 77 BLDS 2015 quy định người quản lý tài sản có thể bán ngay tài sản là nông nghiệp nếu có nguy cơ hư hại, trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt….
Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu sổ hộ chiếu online
Thủ tục và quy trình để cử người giám hộ
- Chuẩn bị hồ sơ
Người được cử giám hộ phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký giám hộ Mẫu được trích tại Phụ lục 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP
- Văn bản đề cử giám hộ (nếu có);
- Văn bản ủy quyền đăng ký giám hộ (nếu có);
- CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực, giá trị sử dụng của người đăng ký giám hộ;
- Giấy tờ xác minh nơi cư trú của người đăng ký giám hộ.
- Nộp hồ sơ:
Người được cử giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo Mẫu và văn bản cử người giám hộ của Bộ luật dân sự 2015.
Người nộp hồ sơ có thể nộp qua 03 phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
- Nộp hồ sơ thông qua bưu điện
- Đăng ký trực tuyến
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu đủ điều kiện thì công chức tư pháp-hô tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người giám hộ đi ký vào Sổ hộ tịch, sau đó báo cáo cho Chủ tịch UBND cấp xã để trích lục.
- Thẩm quyền đăng ký giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ
- Trả kết quả:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp có trách nhiệm Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.