zalo-icon
phone-icon

Không trả đủ lương cho người lao động bị xử lý thế nào?

Không trả đủ lương cho người lao động bị xử lý thế nào? Người lao động cần phải làm gì khi người sử dụng lao động không trả lương đúng hạn theo hợp đồng lao động?

Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ trả lương

Vi phạm quy định về trả lương trong thời gian thử việc

Nếu trong trường hợp người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng. Bên cạnh việc bị xử phạt tiền thì người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc (Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Vi phạm quy định về tiền lương

Người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm khi trả lương không đúng hạn và không trả hoặc trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước và trả lương làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định, khấu trừ tiền lương của người lao động trái với quy định, trả không đủ tiền lương thì ngừng việc (Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định và buộc trả khoản tiền lãi trên số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản và trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Có thể bạn quan tâm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động 

Người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền nhận lương?

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình khi rơi vào những trường hợp nói trên, người lao động có thể thực hiện các bước sau: Đầu tiên phải gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra lao động thuộc cơ quan Nhà nước có thẩm quyên để đề nghị bảo vệ quyền lợi cho mình, người lao động cũng có thể đề nghị Hòa viên lao động thực hiện hòa giải.

Còn trong trường hợp người sử dụng lao động vẫn không thực hiện trả lương (hòa giải không thành) thì người lao động có thể kiện người sử dụng lao động ra Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Khiếu nại đến Chánh thanh tra lao động

Người lao động có thể thực hiện khiếu nại lần 1 đến người sử dụng lao động trong thời hạn 180 ngày và khiếu nại lần 2 tới Thanh tra Sở LĐTBXH trong thời hạn 30 ngày. Người lao động nên thực hiện quyền khiếu nại bằng văn bản và có kèm theo các hồ sơ tại liệu liên quan đến vụ việc.

Yêu cầu hòa giải viên lao động

Người lao động sẽ thực hiện quyền đề nghị hòa giải viên lao động nhằm để giải quyết tranh chấp lao động trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi của người sử dụng mà cho rằng quyền và lợi hích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Người lao động sẽ phải thực hiện quyền yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động bằng văn bản và kèm theo các hồ sơ tài liệu có liên quan căn cứ theo Điều 190 Bộ luật lao động năm 2019.

Tìm hiểu thêm: Công ty không trả bằng đại học khi người lao động nghỉ việc – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công 

Khởi kiện ra tòa án

Người lao động có quyền thực hiện quyền khởi kiện trong thời hạn 1 năm kể từ ngày phát hiện ra những hành vi của người sử dụng lao động mà cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Và việc khởi kiện tranh chấp lao động tại các tòa án được thực hiện bằng văn bản và theo quy trình của tố tụng dân sự.

Liên hệ ngay: Luật sư tư vấn về trường hợp công ty không trả lương cho người lao động

Trên đây, là ý kiến tư vấn của Luật Thành Công đối với yêu cầu pháp lý của các bạn gửi đến chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến quyền lợi của người lao động hãy liên hệ hotline 1900.633.710 để được hỗ trợ tư vấn nhé.

thành lập công ty nước ngoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710